Nhiều năm chịu áp lực nặng nề khi gánh vác trên vai trách nhiệm con trưởng khiến tôi cảm thấy đã đến lúc cần nghĩ đến cảm nhận và hạnh phúc của riêng mình.
Bài viết của tác giả Lưu Đông trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Trách nhiệm của anh cả
Tôi sinh ra trong một gia đình nông thôn có 5 anh chị em, tôi là anh cả năm nay đã 58 tuổi. Khi còn nhỏ, vì gia đình khó khăn nên tôi phải nghỉ học từ sớm để cùng bố mẹ làm nông nuôi các em. Lúc trưởng thành tôi cưới vợ ở làng bên, tiếp tục sống ở quê như cũ, không có cơ hội phát triển như các em lên thành phố lập nghiệp, có nhà có xe.
Là anh cả nên tôi chịu trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ, quản lý ruộng vườn gia đình. Quan hệ giữa 5 anh em ngày cha mẹ còn sống vẫn rất hòa thuận mỗi dịp Tết đến đều đoàn tụ, không khí gia đình đầm ấm vô cùng. Dù khi đó gần 20 người phải chia nhau chỗ ngủ trong căn nhà 5 gian cũ, tất bật chuẩn bị cho ngày Tết, chúng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc, cười nói không ngớt.
Ảnh minh họa
Thế nhưng sau khi bố mất, mỗi lần gia đình tụ họp không còn vui vẻ như trước. Hai người em trai tôi không còn về nhà ngay khi được nghỉ mà đến gần bữa cơm giao thừa mới thấy mặt. Hai người em gái cũng chỉ ở lại nhiều nhất 2 đêm rồi trở về nhà chồng, có năm còn không ghé qua. Mẹ tôi buồn bã, ngồi thẫn thờ nhìn xa xăm trước cổng sau khi các em tôi đi. Sau đó 8 năm, mẹ tôi qua đời vì bạo bệnh, trước khi nhắm mắt xuôi tay còn dặn dò tôi sau này hãy quán xuyến tốt đại gia đình này.
Mấy năm đầu, tôi cảm thấy mình đã thực hiện di nguyện của mẹ, chăm sóc tốt cho các em, không khí gia đình sẽ náo nhiệt trở lại. Năm nào cũng mời được các em đến nhà ăn cơm dịp Tết để sum họp. Nhà mới của tôi có nhiều phòng, đủ cho cả đại gia đình sinh hoạt nghỉ ngơi. Tuy nhiên sau khi kiên trì vài năm, tôi và vợ tôi đều cảm thấy có điều gì đó không ổn.
Một gia đình hạnh phúc phải cần tất cả thành viên nỗ lực
Các em năm nào cũng họp mặt ở nhà tôi nhưng họ vui vẻ vì đến với tư cách khách, gần như không phải làm gì. Vợ chồng tôi mỗi dịp Tết không có thời gian rảnh suốt hơn 1 tháng, ngày nào cũng dọn dẹp nhà cửa, đi chợ sắm đồ, chuẩn bị quà biếu họ hàng, chuẩn bị từng mâm cỗ đón tiếp lẫn thờ cũng bên nhà cũ của bố mẹ.
Giao thừa chú ba và chú tư về trước nhưng lại chỉ thích ngồi tán gẫu, đánh bài. Mùng 2, mùng 3 Tết 2 em gái mới đến, cô hai khác hơn một chút khi xắn tay phụ giúp anh chị nhưng lại chỉ ở quê một đêm rồi phải về nhà chồng. Vất vả nhất vẫn là vợ tôi, chạy ngược chạy xuôi để lo chu toàn mọi thứ.
Ảnh minh họa
Các em biếu gia đình tôi ít quà Tết nhưng khi rời đi cũng không khách sáo lấy gà vịt vợ chồng tôi nuôi ở sân sau. Các cháu nghịch ngợm làm hỏng đồ đạc, người bỏ tiền ra sửa cũng là vợ chồng tôi. Vậy nên mỗi lần Tết đến, tôi cảm thấy áp lực và lo lắng nhiều hơn là sự vui mừng khi gặp lại anh em.
Đỉnh điểm là trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp, các em tôi bất chợt trở về khiến gia đình tôi cũng bị nhiễm bệnh theo. Năm ngoái, vợ chồng tôi quyết định không mời các em đến nhà nữa. Trong năm vợ chồng tôi vô cùng bận rộn, sức khỏe vợ tôi cũng không còn tốt, một mình tôi không thể quán xuyến hết. Vậy nên tôi nhắn nếu các em về quê có thể sang nhà cũ của bố mẹ để nấu một mâm cơm anh em tụ họp rồi ai về nhà nấy.
Ảnh minh họa
Những tưởng các em sẽ hiểu sự vất vả của vợ chồng tôi bao năm qua, ai ngờ họ lại đáp lại rằng tôi làm không tốt trách nhiệm của người anh cả, không biết vun vén cho đại gia đình có cơ hội sum họp. Dẫu biết “anh em như thể tay chân” nhưng đến lúc này các em nói gì, tôi vẫn nhất quyết không mời họ đến nhà nữa. Không phải tôi ích kỷ, không muốn anh em một nhà đoàn kết mà là tôi cảm thấy nếu chỉ một mình vợ chồng tôi cố gắng thì hạnh phúc của cả gia đình này vẫn quá mong manh.
Các em đang quá ỷ lại vào việc tôi là anh cả mà dựa dẫm, không chịu bỏ một chút nỗ lực cho gia đình. Nhiều người vẫn nói con cả chịu trách nhiệm lớn lao thay bố mẹ khi họ qua đời. Tôi đã gánh vác gia đình này cùng bố mẹ từ khi các bạn cùng trang lứa còn được đến trường, nay tôi vẫn cảm thấy mình không thể cứ mãi hy sinh quên mình vì các em mà không nhận lại sự công nhận được nữa.
Lưu Đông và các em. Ảnh: Toutiao
Theo giáo sư Katherine Jewsbury Conger chuyên nghiên cứu về phát triển con người và gia đình tại Đại học California (Mỹ), những người anh, chị cả hơn em mình 3-5 tuổi trở lên sẽ cảm thấy áp lực nhiều hơn, được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng hơn. Họ đồng thời phài vừa nỗ lực cho bản thân vừa có trách nhiệm bảo vệ, chăm lo các em.
Dưới bài đăng của tác giả, phần lớn cư dân mạng đều bày tỏ sự đồng cảm với trách nhiệm của người anh cả như Lưu Đông. Nhiều người gợi ý gia đình họ nên nói chuyện thẳng thắn với nhau để gỡ bỏ khúc mắc trong lòng, nếu vì quá bận rộn có thể lựa chọn đi ăn nhà hàng để không tốn thời gian tất bật chuẩn bị mà vẫn tận hưởng được không khí ngày Tết.
“Là anh lớn đã rất mệt rồi, nay tác giả đã có tuổi sức khỏe cũng đi xuống lại còn cần chăm lo cho gia đình nhỏ của bản thân nữa. Em gái hay em trai trong gia đình đều phải có ý thức người góp của người góp sức thay vì chỉ dựa vào anh trai. Dù sao vẫn mong gia đình tác giả sẽ sớm vui vẻ trở lại”, tài khoản Phương Minh bình luận.
Link bài gốc: 'Anh em như thể tay chân' nhưng cha mẹ qua đời, tôi từ chối cho anh em đến nhà sum họp: Quyết định đau đớn vì nỗi khổ khó nói
Bài viết của tác giả Lưu Đông trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Trách nhiệm của anh cả
Tôi sinh ra trong một gia đình nông thôn có 5 anh chị em, tôi là anh cả năm nay đã 58 tuổi. Khi còn nhỏ, vì gia đình khó khăn nên tôi phải nghỉ học từ sớm để cùng bố mẹ làm nông nuôi các em. Lúc trưởng thành tôi cưới vợ ở làng bên, tiếp tục sống ở quê như cũ, không có cơ hội phát triển như các em lên thành phố lập nghiệp, có nhà có xe.
Là anh cả nên tôi chịu trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ, quản lý ruộng vườn gia đình. Quan hệ giữa 5 anh em ngày cha mẹ còn sống vẫn rất hòa thuận mỗi dịp Tết đến đều đoàn tụ, không khí gia đình đầm ấm vô cùng. Dù khi đó gần 20 người phải chia nhau chỗ ngủ trong căn nhà 5 gian cũ, tất bật chuẩn bị cho ngày Tết, chúng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc, cười nói không ngớt.
Ảnh minh họa
Thế nhưng sau khi bố mất, mỗi lần gia đình tụ họp không còn vui vẻ như trước. Hai người em trai tôi không còn về nhà ngay khi được nghỉ mà đến gần bữa cơm giao thừa mới thấy mặt. Hai người em gái cũng chỉ ở lại nhiều nhất 2 đêm rồi trở về nhà chồng, có năm còn không ghé qua. Mẹ tôi buồn bã, ngồi thẫn thờ nhìn xa xăm trước cổng sau khi các em tôi đi. Sau đó 8 năm, mẹ tôi qua đời vì bạo bệnh, trước khi nhắm mắt xuôi tay còn dặn dò tôi sau này hãy quán xuyến tốt đại gia đình này.
Mấy năm đầu, tôi cảm thấy mình đã thực hiện di nguyện của mẹ, chăm sóc tốt cho các em, không khí gia đình sẽ náo nhiệt trở lại. Năm nào cũng mời được các em đến nhà ăn cơm dịp Tết để sum họp. Nhà mới của tôi có nhiều phòng, đủ cho cả đại gia đình sinh hoạt nghỉ ngơi. Tuy nhiên sau khi kiên trì vài năm, tôi và vợ tôi đều cảm thấy có điều gì đó không ổn.
Một gia đình hạnh phúc phải cần tất cả thành viên nỗ lực
Các em năm nào cũng họp mặt ở nhà tôi nhưng họ vui vẻ vì đến với tư cách khách, gần như không phải làm gì. Vợ chồng tôi mỗi dịp Tết không có thời gian rảnh suốt hơn 1 tháng, ngày nào cũng dọn dẹp nhà cửa, đi chợ sắm đồ, chuẩn bị quà biếu họ hàng, chuẩn bị từng mâm cỗ đón tiếp lẫn thờ cũng bên nhà cũ của bố mẹ.
Giao thừa chú ba và chú tư về trước nhưng lại chỉ thích ngồi tán gẫu, đánh bài. Mùng 2, mùng 3 Tết 2 em gái mới đến, cô hai khác hơn một chút khi xắn tay phụ giúp anh chị nhưng lại chỉ ở quê một đêm rồi phải về nhà chồng. Vất vả nhất vẫn là vợ tôi, chạy ngược chạy xuôi để lo chu toàn mọi thứ.
Ảnh minh họa
Các em biếu gia đình tôi ít quà Tết nhưng khi rời đi cũng không khách sáo lấy gà vịt vợ chồng tôi nuôi ở sân sau. Các cháu nghịch ngợm làm hỏng đồ đạc, người bỏ tiền ra sửa cũng là vợ chồng tôi. Vậy nên mỗi lần Tết đến, tôi cảm thấy áp lực và lo lắng nhiều hơn là sự vui mừng khi gặp lại anh em.
Đỉnh điểm là trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp, các em tôi bất chợt trở về khiến gia đình tôi cũng bị nhiễm bệnh theo. Năm ngoái, vợ chồng tôi quyết định không mời các em đến nhà nữa. Trong năm vợ chồng tôi vô cùng bận rộn, sức khỏe vợ tôi cũng không còn tốt, một mình tôi không thể quán xuyến hết. Vậy nên tôi nhắn nếu các em về quê có thể sang nhà cũ của bố mẹ để nấu một mâm cơm anh em tụ họp rồi ai về nhà nấy.
Ảnh minh họa
Những tưởng các em sẽ hiểu sự vất vả của vợ chồng tôi bao năm qua, ai ngờ họ lại đáp lại rằng tôi làm không tốt trách nhiệm của người anh cả, không biết vun vén cho đại gia đình có cơ hội sum họp. Dẫu biết “anh em như thể tay chân” nhưng đến lúc này các em nói gì, tôi vẫn nhất quyết không mời họ đến nhà nữa. Không phải tôi ích kỷ, không muốn anh em một nhà đoàn kết mà là tôi cảm thấy nếu chỉ một mình vợ chồng tôi cố gắng thì hạnh phúc của cả gia đình này vẫn quá mong manh.
Các em đang quá ỷ lại vào việc tôi là anh cả mà dựa dẫm, không chịu bỏ một chút nỗ lực cho gia đình. Nhiều người vẫn nói con cả chịu trách nhiệm lớn lao thay bố mẹ khi họ qua đời. Tôi đã gánh vác gia đình này cùng bố mẹ từ khi các bạn cùng trang lứa còn được đến trường, nay tôi vẫn cảm thấy mình không thể cứ mãi hy sinh quên mình vì các em mà không nhận lại sự công nhận được nữa.
Lưu Đông và các em. Ảnh: Toutiao
Theo giáo sư Katherine Jewsbury Conger chuyên nghiên cứu về phát triển con người và gia đình tại Đại học California (Mỹ), những người anh, chị cả hơn em mình 3-5 tuổi trở lên sẽ cảm thấy áp lực nhiều hơn, được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng hơn. Họ đồng thời phài vừa nỗ lực cho bản thân vừa có trách nhiệm bảo vệ, chăm lo các em.
Dưới bài đăng của tác giả, phần lớn cư dân mạng đều bày tỏ sự đồng cảm với trách nhiệm của người anh cả như Lưu Đông. Nhiều người gợi ý gia đình họ nên nói chuyện thẳng thắn với nhau để gỡ bỏ khúc mắc trong lòng, nếu vì quá bận rộn có thể lựa chọn đi ăn nhà hàng để không tốn thời gian tất bật chuẩn bị mà vẫn tận hưởng được không khí ngày Tết.
“Là anh lớn đã rất mệt rồi, nay tác giả đã có tuổi sức khỏe cũng đi xuống lại còn cần chăm lo cho gia đình nhỏ của bản thân nữa. Em gái hay em trai trong gia đình đều phải có ý thức người góp của người góp sức thay vì chỉ dựa vào anh trai. Dù sao vẫn mong gia đình tác giả sẽ sớm vui vẻ trở lại”, tài khoản Phương Minh bình luận.
Link bài gốc: 'Anh em như thể tay chân' nhưng cha mẹ qua đời, tôi từ chối cho anh em đến nhà sum họp: Quyết định đau đớn vì nỗi khổ khó nói
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Bài tương tự bạn quan tâm
Quan hệ tình dục sau khi xăm hình có nguy hiểm...
- Thread starter phunmoibidomden
- Ngày bắt đầu
Phần Mềm Nhắn Tin Facebook Tự Động - Giải Pháp Tối...
- Thread starter nguyenquanmkt
- Ngày bắt đầu
Thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp: Kinh Nghiệm Tìm Đơn Vị...
- Thread starter noithatdiemnhan1
- Ngày bắt đầu
Cậu bé sở hữu loạt meme "chán đời" huyền thoại ngày...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Nghiên cứu 38.000 trẻ em phát hiện: Ngoại hình và...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Xử lý nợ xấu chưa thấy...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu