Trắc nghiệm về nghị định 59

hoangduy1412

New member
13 Tháng năm 2013
1
0
0
Trắc nghiệm về Nghị định 59/2011/NĐ-CP
1. Hình thức cổ phần hóa (CPH) là:
A. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại DN, phát hành thêm cổ phiếu để tăng VĐL.
B. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại DN hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng VĐL.
C. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại DN hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng VĐL.
D. Cả A,B,C
2. Đối tượng được mua CP:
A. NĐT trong nước
B. NĐT nước ngoài
C. NĐT chiến lược
D. Cả A,B,C
3. Đồng tiền trong thanh toán mua CP:
A. Việt Nam đồng
B. Ngoại tệ mạnh
C. Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ
D. Cả A,B,C
4. Mệnh giá 1 CP:
A. Tùy theo công ty CP
B. 10.000 VNĐ
C. 100.000 VNĐ
D. Theo thị trường
5. Số lượng NĐT ( NĐT) chiến lược của công ty CP:
A. Không hạn chế
B. Tối đa 3 NĐT
C. Tối đa 5 NĐT
D. Theo quy định của mỗi công ty
6. Đối tượng không được tham gia mua CP:
A. Thành viên Ban Chỉ đạo CPH DN (trừ các thành viên là đại diện của DN)
B. Các tổ chức tài chính trung gian
C. Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - con; các cá nhân thực hiện tư vấn, định giá, kiểm toán, đấu giá bán CP của DN CPH
D. Cả A,B,C
7. Chi phí thực hiện CPH:
A. Tính vào giá cổ phiếu
B. Trừ vào vốn nhà nước
C. Trừ vào nguồn thu từ CPH tại DN
D. B hoặc C
8. Trước khi thực hiện CPH, DN CPH phải:
A. Thực hiện kiểm kê, xử lý tài chính
B. Xác định lại giá trị DN
C. Xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại DN theo quy định của pháp luật
D. Cả A,B,C
9. CP là gì:
A. VĐL chia thành nhiều phần bằng nhau với mệnh giá 10.000 đồng
B. Vốn hiện có của DN chia thành nhiều phần bằng nhau với mệnh giá 10.000 đồng
C. Vốn thực tế nhà nước tại DN chia thành nhiều phần bằng nhau mệnh giá 10.000 đồng
D. VĐL chia thành nhiều phần bằng nhau với mệnh giá 100.000 đồng
10. Phân loại tài sản đã kiểm kê theo nhóm:
A. Tài sản DN có nhu cầu sử dụng, Tài sản gắn liền với đất thuộc diện phải xử lý theo phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở cơ sở nhà, đất
B. Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý; Tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
C. Tài sản thuê, mượn, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, tài sản nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của DN
D. Cả A,B,C
11. Xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết:
A. Tính vào giá trị DN để CPH
B. Không tính vào giá trị DN để CPH
C. Hạch toán tăng vào giá trị vốn nhà nước tại DN
D. Cả A,B,C đều sai
12. Các tài sản không được phép loại trừ trong giá trị DN:
A. Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc mà DN có sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp; tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới đầu tư đưa vào sử dụng trong thời hạn 05 năm hoặc có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 50% nguyên giá của tài sản trở lên.
B. Đối với tài sản thuộc diện phải hủy bỏ là hóa chất, chất gây nguy hại, thuốc trừ sâu đã quá hạn
C. Đối với các tài sản là chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các công trình bị đình hoãn theo quyết định của cấp có thẩm quyền, DN CPH có trách nhiệm tiếp tục kế thừa, theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật
D. Cả A,B,C
13. Xử lí với công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi khi thực hiện CPH:
A. Giao cho cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương quản lý, sử dụng
B. Chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty CP quản lý, sử dụng
C. Tổ chức thanh lý, nhượng bán
D. Xác định giá trị còn lại và hạch toán tăng vào giá trị vốn nhà nước tại DN
14. Xử lí đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của DN, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp:
A. Thì chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty CP quản lý, sử dụng
B. Tổ chức thanh lý, nhượng bán và hạch toán tăng vốn nhà nước tại DN
C. Chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý
D. Xác định giá trị còn lại và hạch toán tăng vào giá trị vốn nhà nước tại DN
15. Xử lí với các khoản nợ phải thu trước khi xác định giá trị DN:
A. Đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu và thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị DN CPH. Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị DN.
B. DN CPH có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị DN CPH kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho cơ quan quy định.
C. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị DN CPH.
D. Cả A,B,C
16. Xử lí với các khoản nợ phải trả trước khi xác định giá trị DN:
A. Đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn). Đồng thời phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp CP.
B. Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước: DN CPH có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi; trường hợp DN CPH chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty CP có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các khoản nợ được bàn giao.
C. Nếu DN CPH có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn vay của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
D. Cả A,B,C
17. Xử lý các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi:
A. Các khoản dự phòng sử dụng để bù đắp các tổn thất; các Quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ; Quỹ dự phòng tài chính phải tính vào vốn nhà nước tại DN.
B. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập DN, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành.
C. Các khoản lỗ sau khi đã xử lý theo các quy định nêu trên tính đến thời điểm xác định giá trị DN mà vẫn còn các khoản nợ đọng của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì DN CPH có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện xóa nợ lãi vay theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
D. Cả A,B,C
18. Xử lý trường hợp DN CPH kế thừa vốn đã đầu tư dài hạn vào DN khác thì:
A. Toàn bộ số vốn này được tính vào giá trị DN để CPH.
B. Loại trừ khỏi GTDN
C. Hạch toán tăng vốn nhà nước tại DN
D. Cả A,B,C đều sai
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19. Xử lí trường hợp DN CPH không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào DN khác:
A. Thống nhất với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho DN nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác
B. Bán lại phần vốn góp cho đối tác hoặc các NĐT khác
C. Trường hợp đến thời điểm công bố giá trị DN mà DN CPH vẫn không thể bán hoặc chuyển giao được khoản đầu tư dài hạn cho đối tác khác thì phải kế thừa.
D. Cả A,B,C
20. Xử lí số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động) khi xác định GTDN:
A. Chia cho người lao động đang làm việc ở DN tại thời điểm xác định giá trị DN theo số cấp bậc.
B. Hạch toán tăng Vốn nhà nước tại DN
C. Chia cho người lao động đang làm việc ở DN tại thời điểm xác định giá trị DN theo số năm công tác
D. Tính vào GTDN khi xác định
21. Xử lí số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại DN:
A. Tính vào GTDN
B. Hạch toán tăng vốn nhà nước tại DN
C. Chia cho người lao động đang làm việc tại DN theo số năm công tác
D. Chia cho ban quản lý DN hiện tại
19.
20.
21.
22. Xử lý phát sinh tăng hoặc giảm tổng giá trị các khoản đầu tư chứng khoán so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán khi thực hiện định giá lại các khoản đầu tư chứng khoán (nếu có) đã xác định trong giá trị DN CPH:
A. Hạch toán vào giá trị vốn nhà nước tại DN
B. Hạch toán vào kết quả kinh doanh
C. Tính vào GTDN
D. Hạch toán vào quỹ dự phòng tài chính
23. Xử lý khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm DN chính thức chuyển sang công ty CP với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị DN:
A. Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con khi CPH công ty TNHH một thành viên do các DN này nắm giữ 100% VĐL.
B. Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN khi CPH toàn bộ công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL
C. Cả A,B đều đúng
D. Cả A,B đều sai
24. Xử lý trường hợp phát sinh chênh lệch giảm giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm DN chính thức chuyển sang công ty CP với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị DN:
A. Nếu do nguyên nhân khách quan hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì sử dụng tiền thu từ bán CP để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm( nếu có). Hoặc điều chỉnh thay đổi cơ cấu, quy mô VĐL thông qua đại hội cổ đông nếu tiền thu từ bán CP không đủ bù đắp.
B. Nếu lỗ do việc không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước thì phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan: DN, tổ chức tư vấn, cơ quan kiểm toán và cơ quan quyết định CPH để xử lý bồi thường vật chất.
C. Nếu lỗ do điều hành sản xuất, kinh doanh; quản lý gây thất thoát vốn và tài sản thì các cán bộ quản lý DN đó có trách nhiệm bồi thường tổn thất do chủ quan gây ra theo quy định hiện hành.
D. Cả A,B,C
25. DN nào bắt buộc phải thuê các tổ chức có chức năng định giá:
A. Tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên.
B. Tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên.
C. Giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 100 tỷ đồng trở lên.
D. Tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 300 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 100 tỷ đồng trở lên.
26. Trường hợp có từ 02 tổ chức tư vấn định giá đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá trở lên:
A. Tổ chức đấu thầu lựa chọn
B. Tổ chức bốc xăm lựa chọn
C. Tùy theo phương pháp yêu cầu của DN
D. Ưu tiên tổ chức đăng kí sớm nhất
27. Tiêu chuẩn CHỌN các tổ chức tư vấn định giá:
A. Các công ty, DN có chức năng định giá và đáp ứng các điều kiện về tổ chức và hoạt động
B. Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đã được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động. Có quy trình nghiệp vụ xác định giá trị DN phù hợp; Không vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong 05 năm liền trước năm đăng ký thực hiện
C. Ít nhất 05 năm kinh nghiệm thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu DN; 03 năm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ xin thực hiện dịch vụ xác định giá trị DN, mỗi năm tổ chức phải thực hiện được ít nhất 30 hợp đồng cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực nói trên.
D. Cả A,B,C
28. Các phương pháp xác định giá trị DN:
A. Phương pháp tài sản
B. Phương pháp dòng tiền chiết khấu
C. Các phương pháp khác
D. Cả A,B,C
29. Cơ sở để xác định quy mô VĐL, cơ cấu CP phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán CP:
A. Kết quả công bố của tổ chức tư vấn thẩm định giá
B. Kết quả công bố giá trị DN của cơ quan có thẩm quyền
C. Báo cáo của kiểm toán nhà nước về kết xác định giá trị.
D. Cả A,B,C đều sai
30. Người chịu trách nhiệm lập và ký báo cáo tài chính, báo cáo xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty CP, báo cáo quyết toán tiền thu về CPH, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí CPH và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của báo cáo:
A. Kế toán trưởng DN
B. Giám đốc DN
C. Kế toán trưởng và giám đốc DN
D. Chủ tịch Hội đồng quản trị
31. Hồ sơ bàn giao DN CPH sang công ty CP:
A. Hồ sơ xác định giá trị DN và quyết định công bố giá trị DN
B. Báo cáo tài chính đã được phê duyệt
C. Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao; Các báo cáo về tình hình lao động và sử dụng đất của DN; quyết định xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển thành công ty CP của cơ quan có thẩm quyền
D. Cả A,B,C
32. Giá trị thực tế của DN CPH theo phương pháp tài sản:
A. Là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH
B. Là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời
C. Là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của DN mà người mua, người bán CP đều chấp nhận được
D. Là giá trị trên sổ kế toán hiện tại của DN
33. Giá trị thực tế vốn nhà nước tại DN CP:
A. Là giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng.
B. Là giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả
C. Là giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp
D. Là giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp.
34. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của DN:
A. Số liệu theo sổ kế toán DN, Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản.
B. Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản, Giá thị trường của tài sản, Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp DN đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất và giá trị lợi thế kinh doanh của DN.
C. Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp DN đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất và giá trị lợi thế kinh doanh của DN.
D. Giá thị trường của tài sản, Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản, Số liệu theo sổ kế toán của DN, Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp DN đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất và giá trị lợi thế kinh doanh của DN.
35. Thanh toán chi phí tư vấn định giá:
A. Khi có quyết định công bố giá trị DN, DN CP hoá thực hiện thanh toán bằng 60% giá trị ghi trong hợp đồng. Khi có quyết định phê duyệt phương án CP hoá, DN CP hoá thanh toán số tiền còn lại theo hợp đồng cho tổ chức tư vấn định giá.
B. Khi có quyết định công bố giá trị DN, DN CP hoá thực hiện thanh toán bằng 80% giá trị ghi trong hợp đồng. Khi có quyết định phê duyệt phương án CP hoá, DN CP hoá thanh toán số tiền còn lại theo hợp đồng cho tổ chức tư vấn định giá.
C. Khi có quyết định công bố giá trị DN, DN CP hoá thực hiện thanh toán bằng 70% giá trị ghi trong hợp đồng. Khi có quyết định phê duyệt phương án CP hoá, DN CP hoá thanh toán số tiền còn lại theo hợp đồng cho tổ chức tư vấn định giá.
D. Khi có quyết định công bố giá trị DN, DN CP hoá thực hiện thanh toán bằng 50% giá trị ghi trong hợp đồng. Khi có quyết định phê duyệt phương án CP hoá, DN CP hoá thanh toán số tiền còn lại theo hợp đồng cho tổ chức tư vấn định giá.
36. Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị DN trên cơ sở:
A. Khả năng sinh lời của DN trong tương lai.
B. Khả năng sinh lời của DN trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của DN.
C. Khả năng sinh lời của DN trong tương lai, phụ thuộc vào giá trị tài sản của DN.
D. Dòng tiền phát sinh hằng năm trong tương lai của tài sản DN
37. Căn cứ để xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu:
A. Báo cáo tài chính của DN trong 05 năm liền kề
B. Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty CP.
C. Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm ở thời điểm gần nhất; Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp DN đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất; Báo cáo tài chính của DN trong 05 năm liền kề
D. Cả B, C
38. Hồ sơ xác định giá trị DN:
A. Báo cáo tài chính của DN CPH lập tại thời điểm xác định giá trị DN
B. Báo cáo kết quả phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính của DN
C. Biên bản xác định giá trị DN; Bản sao hồ sơ chi tiết của những vấn đề vướng mắc đề nghị được xử lý khi xác định giá trị DN và Các tài liệu cần thiết khác
D. Cả A,B,C
39. Thông thường, thời điểm công bố giá trị DN CPH của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo cách thời điểm xác định giá trị DN:
A. Tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản và không quá 9 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.
B. Tối đa không quá 9 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản và không quá 6 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.
C. Tối đa không quá 12 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản và không quá 9 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.
D. Tối đa không quá 9 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản và không quá 12 tháng đối với trường hợp xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.
40. Giá trị lợi thế kinh doanh của DN :
A. Bao gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.
B. Bao gồm lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.
C. Bao gồm lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu
D. Bao gồm lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng phát triển
41. Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN CPH tại các DN khác trên cơ sở (tính theo tiền đồng):
A. Tỷ lệ vốn đầu tư của DN CPH trên VĐL hoặc tổng số vốn thực góp tại các DN khác
B. Giá trị vốn chủ sở hữu tại các DN khác theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
C. Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN CPH tại DN khác được xác định thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn theo giá trị ghi trên sổ kế toán của DN CPH.
D. Cả A,B,C
42. Chọn câu đúng: Xác định giá trị thực tế các loại tài sản của DN:
A. Giá trị thực tế tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam. Tài sản đã hạch toán bằng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố trước thời điểm xác định giá trị DN 1 năm.
B. Giá trị thực tế tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam. Tài sản đã hạch toán bằng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại hối.
C. Giá trị thực tế tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam. Tài sản đã hạch toán bằng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác định giá trị DN.
D. Giá trị thực tế tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ nếu là công ty hoạt động trên thị trường quốc tế.
43. Giá trị thực tế của tài sản bằng:
A. Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
B. Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm đầu tư được ghi trên sổ kế toán(x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
C. Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) tỷ lệ hao mòn của tài sản
D. Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm đầu tư được ghi trên sổ kế toán (x) tỷ lệ hao mòn của tài sản.
44. Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của DN được xác định:
A. Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ
B. Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi DN mở tài khoản.
C. Các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ đó
D. Cả A,B,C
45. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá:
A. Giá trị DN theo sổ kế toán
B. Giá trị DN theo sổ kế toán - các khoản nợ phải trả
C. Giá trị DN theo sổ kế toán – giá trị vốn chủ sở hữu - các khoản nợ phải trả
D. Giá trị DN theo sổ kế toán – giá trị vốn chủ sở hữu
46. Vốn chủ sở hữu được xác định bằng:
A. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - Quỹ đầu tư phát triển - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
B. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - Quỹ đầu tư phát triển
C. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - Quỹ đầu tư phát triển - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – giá trị vốn nhà nước tại DN.
D. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – giá trị vốn nhà nước tại DN
47. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị DN khi chọn hình thức giao đất:
A. DN CPH đang thực hiện hình thức thuê đất nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH.
B. DN CP hoá đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất cho Ngân sách nhà nước hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ tổ chức, cá nhân kể cả diện tích đất đã giao, nhận chuyển nhượng của DN để xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất nếu có chênh lệch tăng với giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán thì tính vào giá trị DN CPH và tăng vốn nhà nước tại DN CPH.
C. DN CP hoá được giao đất xây dựng nhà, hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê có thực hiện chuyển nhượng một phần diện tích nhà cao tầng cho cơ quan khác làm trụ sở hoặc kinh doanh thì giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị DN chỉ tính cho phần diện tích nhà, hạ tầng do DN CP hoá sử dụng
D. Cả A,B,C
48. Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại DN bằng:
A. Giá trị thực tế của DN (-) các khoản nợ thực tế phải trả & số dư nguồn kinh phí sự nghiệp
B. Giá trị thực tế của DN
C. Giá trị thực tế của DN – các khoản nợ phải trả
D. Giá trị thực tế của DN (-) các khoản nợ thực tế phải trả + số dư nguồn kinh phí sự nghiệp
49. Điều kiện để một DN đủ cơ sở để xác định giá trị theo phương pháp dòng tiền chiết khấu:
A. Có thời gian hoạt động trước khi xác định giá trị DN tối thiếu là 3 năm, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị DN CPH cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm được phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị DN.
B. Có thời gian hoạt động trước khi xác định giá trị DN tối thiếu là 5 năm, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị DN CPH cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm được phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị DN.
C. Có thời gian hoạt động trước khi xác định giá trị DN tối thiếu là 3 năm, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị DN CPH cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm được phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị DN.
D. Có thời gian hoạt động trước khi xác định giá trị DN tối thiếu là 5 năm, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị DN CPH cao hơn ít nhất 20% so với lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm được phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị DN.
50. Giá trị thực tế của DN tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được xác định bằng:B
A. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + nợ phải trả
B. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + nợ phải trả + số dư tại quỹ
C. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + nợ phải trả + số dư kinh phí sự nghiệp
D. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + nợ phải trả + số dư kinh phí sự nghiệp + số dư tại quỹ khen thưởng, phúc lợi.
51. Nợ thực tế phải trả bằng:
A. Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán (+) Giá trị quyền sử dụng đất phải nộp
B. Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán
C. Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán (+) Giá trị quyền sử dụng đất phải nộp
D. Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán (-) Giá trị quyền sử dụng đất phải nộp
52. Mua CP bán ưu đãi của tổ chức công đoàn DN:
A. Được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại DN CPH
B. Mua CP ưu đãi nhưng không quá 3% VĐL
C. Số CP ưu đãi này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng
D. Cả A,B,C
53. Tổ chức đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán nếu khối lượng CP bán ra có mệnh giá:
A. >= 10 tỷ
B. <= 10 tỷ
C. >= 30 tỷ
D. <= 30 tỷ
54. Giá bán theo phương thức đấu giá công khai:
A. Là giá đấu thành công của từng NĐT, trúng ở mức giá nào thì mua CP ở mức giá đó nhưng không được thấp hơn giá khởi điểm
B. Là giá đấu thành công trung bình của các NĐT và phải cao hơn giá khởi điểm
C. Là đấu thấp nhất nhưng phải cao hơn giá khởi điểm
D. Là giá đấu của người mua với lượng cổ phiếu lớn nhất
55. Số lượng CP không bán hết bao gồm:
A. Số lượng CP NĐT trúng thầu trong cuộc đấu giá công khai nhưng từ chối mua.
B. Số lượng CP không được NĐT đăng ký mua theo phương án bán đấu giá công khai đã được duyệt
C. Số lượng CP người lao động và tổ chức công đoàn trong DN từ chối mua theo phương án đã được duyệt
D. Cả A,B,C
56. Thời hạn hoàn thành việc bán CP:
A. 09 tháng, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án CPH
B. 03 tháng, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án CPH
C. 06 tháng, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án CPH
D. 12 tháng, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án CPH
57. Chọn câu đúng:
A. Điều lệ của công ty CP được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 50% tổng số phiếu biểu quyết của các NĐT góp vốn mua CP dự họp chấp thuận
B. Điều lệ của công ty CP được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 60% tổng số phiếu biểu quyết của các NĐT góp vốn mua CP dự họp chấp thuận
C. Điều lệ của công ty CP được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các NĐT góp vốn mua CP dự họp chấp thuận
D. Điều lệ của công ty CP được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 70% tổng số phiếu biểu quyết của các NĐT góp vốn mua CP dự họp chấp thuận
58. Chính sách ưu đãi cho DN CPH:
A. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN CPH thành sở hữu của công ty CP
B. Được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN khi chuyển từ DN 100% vốn nhà nước thành công ty CP
C. Được ưu tiên kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp về sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Được duy trì và phát triển Quỹ phúc lợi
D. Cả A,B,C
59. Chính sách ưu đãi cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của DN tại thời điểm công bố giá trị DN CPH:
A. Mua tối đa 100 CP cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các NĐT chiến lược (đối với trường hợp bán cho NĐT chiến lược trước).
B. Mua thêm theo mức 200 CP/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN nhưng tối đa không quá 2.000 CP cho một người lao động
C. Người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại DN được mua thêm theo mức 500 CP/01 năm cam kết làm việc tiếp trong DN nhưng tối đa không quá 5.000 CP cho một người lao động.
D. Được chia số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; được hưởng đầy đủ các chính sách với ngời lao động.
E. Cả A,B,C,D






123456789101112131415
D D A BBD D DAD BD BCD
161718192021222324252627282930
DDADCB B CDAADDB C
313233343536373839404142434445
DC C DB B DDAAD C ADB
4647484950515253545556575859
ADAB C ADAADBCDE
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,114
Bài viết
63,333
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN