CPI Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam qua các năm

CPI 

Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam qua các năm

Hiện tại để đưa vào phân tích thẩm định và dự báo, có một số chỉ số có thể làm thước đo tăng trưởng như CPI, GDP...tùy vào tình huống phân tích mà sử dụng bộ chỉ số nào cho phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bạn đang lấy chỉ số CPI được công bố trên các trang báo điện tử, nhưng chưa hiểu hết ý nghĩa của chỉ số CPI này, trong đó số liệu phải lấy sao cho đúng, các số công bố trên các trang mạng hiểu như thế nào?

Để có cái nhìn tổng quát nhất, cũng như tập hợp thống kê chỉ số CPI qua các năm để các bạn sử dụng thuận lợi. Mình có sưu tầm một số bài viết cũng như các nguồn chính thống cung cấp chỉ số CPI để các bạn tham khảo như sau:

1. Khái niệm về Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hoá dịch vụ (được gọi là “rổ” hàng hoá) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân, qua thời gian.

Việt Nam bắt đầu tính toán và sử dụng CPI để phản ánh mức độ tăng giá tiêu dùng chung từ năm 1998 (trước 1998, sử dụng chỉ số giá bán lẻ - RPI). Từ đó đến nay, số lượng và quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa để tính CPI được cập nhật và mở rộng 5 năm một lần, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng). Các mặt hàng trong rổ hàng hóa CPI hiện được phân chia thành các nhóm, chi tiết theo các cấp: cấp 1: 10 nhóm, cấp 2: 32 nhóm, cấp 3: 86 nhóm, cấp 4: 237 nhóm. Do đó, hiện nay số liệu CPI của Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn: 1998-2000, 2001-2005, 2006-nay.

2. Phương pháp điều tra và tính chỉ số giá tiêu dùng

CPI của nước ta đã và đang được tính cho cả nước, 8 vùng kinh tế và 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ở nước ta, quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cố định trong 5 năm và tính cho năm gốc so sánh (đồng nhất với năm cập nhật danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện). Trong thời kỳ 2006-2010 năm gốc so sánh là năm 2005, do đó giá kỳ gốc theo danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện mới, quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng đều phải là số liệu của năm 2005.

Quyền số năm 2005 được tổng hợp từ kết quả cuộc điều tra Mức sống dân cư năm 2004 của Tổng cục Thống kê. Ngoài ra, năm 2005 Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra mẫu bổ sung tại 10 tỉnh, thành phố để phân chia các nhóm chi tiêu nhỏ hơn theo yêu cầu tính chỉ số giá tiêu dùng.

+ Công thức tổng quát như sau (Công thức Laspeyres):

1595841471080.png

Trong đó:

1595841492583.png

Công thức (1) tính CPI dài hạn (kỳ báo cáo so với kỳ gốc). Công thức này đã được áp dụng nhiều năm và có nhiều ưu điểm như cách tính dễ hiểu, ngắn gọn; nhưng cũng có một số nhược điểm khi giải quyết vấn đề chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán trên thị trường, hàng thời vụ hoặc hàng thay đổi chất lượng do mọi so sánh đều phải thông qua một kỳ gốc đã chọn (ví dụ kỳ gốc 2000, kỳ gốc 2005...).

Để khắc phục những nhược điểm trên, hiện nay, CPI được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi - hay phương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn. Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức Laspeyres gốc. Dạng tổng quát như sau :

1595841510372.png

Trong đó:

1595841523355.png

Chú ý: Điểm mới trong công thức (2) là thay cho việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so trực tiếp với kỳ gốc bằng việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ trước sau đó nhân với chỉ số cá thể mặt hàng đó kỳ trước so với năm gốc.


1595841548197.png


Đẳng thức trên có thể viết như sau:



1595841558464.png

Trong đó:

1595841574749.png


Công thức (2) có thể viết như sau:

1595841590241.png

Trong đó:

1595841681226.png

+ Tính chỉ số giá các vùng kinh tế: Tính CPI khu vực nông thôn và thành thị của các vùng (8 vùng) từ báo cáo CPI khu vực nông thôn và thành thị của các tỉnh trong vùng, sau đó tính CPI vùng chung cho cả hai khu vực (8 vùng).

+ Tính chỉ số giá cả nước: Tính CPI khu vực nông thôn và thành thị cả nước, từ CPI khu vực nông thôn và thành thị của 8 vùng, sau đó tính chỉ số giá Chung cả nước từ chỉ số giá của hai khu vực.

Công thức tổng quát như sau:

1595841693569.png

Trong đó:

1595841825094.png

Lưu ý: Cấp tỉnh, thành phố tính CPI từ giá bình quân hàng tháng. Cấp vùng và cả nước tính CPI từ chỉ số giá của các địa phương, không tính trực tiếp từ giá bình quân vùng hoặc cả nước.

3. Cần lấy chỉ tiêu lạm phát nào cho phù hợp và so sánh được với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác:

Lạm phát và tăng trưởng GDP là hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của nền kinh tế đất nước, được mọi cấp, mọi ngành quản lý cũng như toàn xã hội quan tâm. Tốc độ tăng trưởng GDP được xác định trên cơ sở lấy mức tăng trưởng trong năm nghiên cứu so với GDP của năm trước và được tính theo giá so sánh. Còn lạm phát, như đã biết hàng tháng Tổng cục Thống kê vẫn thường xuyên tính toán và công bố CPI đồng thời theo 4 gốc so sánh khác nhau là:

1. CPI hàng tháng so với tháng trước;

2. CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước;

3. CPI hàng tháng so với cùng tháng (cùng kỳ) năm trước;

4. CPI so với năm gốc cố định (thay đổi 5 năm một lần và hiện tính theo năm gốc 2005).

Bốn chỉ tiêu CPI hàng tháng được tính theo 4 gốc so sánh khác nhau ở trên đều có ý nghĩa và phản ánh riêng về sự biến động của giá cả thị trường theo các góc độ xem xét, đánh giá khác nhau và phục vụ cho các mục đích, yêu cầu nghiên cứu, phân tích kinh tế, xã hội khác nhau.

Tuy nhiên, xưa nay chúng ta vẫn thường coi tốc độ tăng của CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước là lạm phát, chẳng hạn CPI tháng 6/2006 so với tháng 12/2005 là 104,0% - tăng 4,0% thì con số 4,0% được coi là lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2006; và tương tự, CPI tháng 12/2006 so với tháng 12/2005 là 106,6% - tăng 6,6% thì con số 6,6% cũng được coi là lạm phát của năm 2006. Và việc xác định chỉ tiêu kế hoạch lạm phát hàng năm theo CPI của tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước, trên cơ sở đó công bố số liệu thực hiện cả năm là một quan niệm chưa hoàn toàn chuẩn xác vì một số lý do sau:

- Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế: theo thông lệ quốc tế, CPI cả năm của hầu hết các nước được công bố là CPI của cả năm báo cáo so với năm trước.

- Sự biến động giá cả thị trường của một tháng nói chung là không thể phản ánh được sự biến động chung của giá cả một năm, vì giá cả thị trường nước ta thường biến động không giống nhau qua các tháng trong năm do tính thời vụ. Việc lấy CPI của tháng 12 là một tháng cuối năm để làm chỉ số lạm phát cho cả năm thì lại càng không thể đại diện được và phản ánh đúng tình hình cả năm. Vì trong tháng này có rất nhiều nhu cầu mua sắm, tiêu dùng có tính thời vụ rất lớn tác động đến giá cả. Đó là các nhu cầu mua sắm cuối năm, nhu cầu tiêu dùng mùa đông, nhu cầu phục vụ các ngày lễ, tết như Nôel, Tết dương lịch, chuẩn bị cho Tết nguyên đán… làm cho quan hệ cung - cầu trên thị trường thường biến động mạnh hơn, giá cả tăng nhiều hơn và CPI tháng 12 hàng năm thường cao hơn so với nhiều tháng trong năm.

Đó là chưa kể đến trường hợp khi có các yếu tố bất thường như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh... tác động thì CPI sẽ tăng cao đột biến không còn tuân theo một qui luật nào cả, chẳng hạn như năm nay.

- Không tương thích về mặt thời gian trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác: GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác được tính chung cho cả năm so với năm trước, còn lạm phát lại được lấy theo tốc độ tăng CPI của riêng tháng 12 so với tháng 12 năm trước làm thước đo cho lạm phát cả năm. Điều này không cho phép sử dụng để so sánh hay tính toán loại trừ yếu tố giá hay lạm phát trong các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp hàng năm được tính bằng giá trị như tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội, doanh thu hay giá trị tăng thêm của một số ngành dịch vụ cụ thể khác…

Vì những lý do trên, trong Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá XII cũng lấy chỉ tiêu CPI bình quân năm 2008 so với năm 2007 làm chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu điều hành của Chính phủ trong năm 2008. Và cũng vì vậy, bắt đầu từ tháng 9/2007, ngoài các gốc so sánh như lâu nay vẫn công bố, hàng tháng Tổng cục Thống kê cũng tính toán và công bố thêm chỉ tiêu CPI các tháng tính từ đầu năm đến tháng báo cáo so với các tháng cùng kỳ năm trước, chẳng hạn "Chỉ số giá 11 tháng 2007 so với 11 tháng 2006". Đây chính là chỉ số bình quân chung của các chỉ số hàng tháng so với cùng kỳ (chỉ tiêu CPI thứ 3) trong 11 tháng đầu năm nay, với kết quả đã tính toán được và công bố là tăng 7,92%. Còn tốc độ tăng của CPI tháng 11 so với tháng 12/2006 (chỉ tiêu CPI thứ 2) đã tính toán được và công bố là 9,45%. Trong 2 con số đo lường về 2 tốc độ tăng CPI khác nhau này thì theo chúng tôi con số 7,92% (được tính từ CPI thứ 3) mới là lạm phát đích thực của 11 tháng đầu năm nay, còn con số 9,45% (chỉ tiêu CPI thứ 2) không phải lạm phát 11 tháng đầu năm nay như lâu nay vẫn quan niệm, mà nó chỉ là tốc độ tăng giá tiêu dùng (lạm phát) của tháng 11/2007 so với tháng 12/2006 mà thôi. Từ các CPI hàng tháng so với cùng kỳ năm trước này sẽ tính được các CPI bình quân theo các quãng thời gian khác nhau trong năm như CPI theo các quí, hoặc CPI của 2, 4, 5, 6, 7 tháng..., quý và cả năm so với cùng kỳ năm trước. Các CPI này mới thực sự phản ánh sự biến động, tăng giảm của mặt bằng giá cả chung trên thị trường trong năm. Do đó, các CPI này sẽ có đầy đủ tính chất để làm công cụ so sánh, tính toán loại trừ yếu tố giá đối với các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được tính bằng giá trị theo giá thực tế hàng năm và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Từ quan niệm về lấy chỉ tiêu CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước làm thước đo lạm phát đã dẫn đến một số năm qua đưa ra các kết luận chưa sát về thực trạng lạm phát của nền kinh tế nước ta. Các số liệu thống kê về tốc độ tăng CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước và tốc độ tăng CPI bình quân cả năm so với cùng kỳ năm trước từ năm 2004 đến 2006 trong bảng sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể về sự chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu CPI này và từ đó đã rút ra các kết luận khác nhau về thực trạng lạm phát của nền kinh tế cũng như trong việc đánh giá tình hình hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kiềm chế lạm phát trong các năm qua như sau:

Tốc độ CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước và bình quân cả năm so với cùng kỳ năm trước 2004 – 2006 (%)

Tốc độ tăng CPI tháng 12 so 12/năm trước (1)
Tốc độ tăng CPI cả năm so cùng kỳ (2)
Chênh lệch = (1) – (2)
Tốc độ tăng GDP năm
Năm 2004
+9,5​
+7,74​
+1,76​
+7,79​
Năm 2005
+8,4​
+8,27​
+0,13​
+8,43​
Năm 2006
11T/2007
+6,6
+9,45​
+7,45
+7,92​
-0,85
+1,53​
+8,17
+8,5*​
Ghi chú: * là chỉ tiêu dự kiến.

Số liệu về tốc độ tăng các chỉ tiêu CPI ở bảng trên cho thấy, tốc độ tăng CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước trong 2 năm 2004 và 2005 cao hơn tốc độ tăng CPI bình quân cả năm so với cùng kỳ, còn năm 2006 thì ngược lại, CPI bình quân cả năm cao hơn CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước.

Cũng từ số liệu bảng trên, nếu lấy tốc độ tăng CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước làm chỉ tiêu lạm phát, thì lạm phát 2004 (+9,5%) đã cao hơn tăng trưởng của GDP (+7,79%). Còn nếu lấy tốc độ tăng CPI bình quân cả năm 2004 so với 2003 (+7,74%) làm chỉ tiêu lạm phát, thì lạm phát của 2004 lại thấp hơn tăng trưởng GDP (+7,79%). Từ đó cho thấy, việc lấy tốc độ tăng CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước làm thước đo lạm phát như lâu nay, thì trong trường hợp năm 2004 vô tình chúng ta đã không những không có một kết luận đúng với thực trạng lạm phát của nền kinh tế mà còn có một sự đánh giá sai về việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kiềm chế lạm phát của năm 2004 như đã đề ra.

Còn đối với trường hợp của năm nay, với CPI tháng 11/2007 so với tháng 12/2006 đã tăng 9,45% và CPI bình quân 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ đã tăng 7,92% và căn cứ vào qui luật biến động của 2 chỉ tiêu CPI này trong tháng cuối năm của nhiều năm qua thì có thể dự báo rằng, CPI tháng 12/2007 so với tháng 12/2006 chắc chắn là sẽ tăng từ 10 - 11%, điều đó có nghĩa là việc thực hiện được mục tiêu kế hoạch kiềm chế lạm phát cả năm nay là không thể thực hiện được. Còn ngược lại, nếu lấy CPI bình quân cả năm so với cùng kỳ năm trước làm thước đo lạm phát thì khả năng thực hiện được mục tiêu kế hoạch kiềm chế lạm phát năm nay là khá chắc chắn, vì CPI bình quân cả năm 2007 so với năm 2006 sẽ chỉ ở mức trên dưới 8,2% (tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 dự kiến đạt 8,5%).

Từ những phân tích ở trên, bảng thống kê chỉ số CPI dưới đây được lấy thống nhất theo nguyên tắc: tốc độ tăng CPI bình quân của 12 tháng trong năm so với cùng kỳ năm trước, nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế.
Năm
CPI theo Tổng cục thống kê
CPI theo World Bank
2004
7,740%​
7,75%​
2005
8,27%​
8,28%​
2006
7,45%​
7,42%​
2007
8,30%​
8,34%​
2008
22,97%​
23,12%​
2009
6,88%​
6,72%​
2010
9,19%​
9,21%​
2011
18,58%​
18,68%​
2012
9,21%​
9,09%​
2013
6,60%​
6,59%​
2014
4,09%​
4,08%​
2015
0,63%​
0,63%​
2016
2,66%​
2,67%​
2017
3,53%​
3,52%​
2018
3,54%​
3,54%​
2019
2,79%​
2,80%​

Nguồn:
 
Last edited:
  • Like
Reactions: nguyenvanquy171

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,133
Bài viết
63,353
Thành viên
86,048
Thành viên mới nhất
BLOCK ĐIỀU HÒA DANFOSS

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN