[Tham Khảo] Phân biệt sự khác nhau giữa định giá và thẩm định giá?

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Có 4 đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa định giá và thẩm định giá:

Thứ nhất: Bản chất, mục đích của định giá và thẩm định giá
- Định giá là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định còn thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo thông lệ Quốc tế.
- Định giá thông quá các hình thức cụ thể, giá chuẩn khung giá, giá giới hạn (giá tối thiểu, tối đa); thẩm định giá chỉ xác định duy nhất một mức giá tài sản tại một địa điêm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá được đưa ra chủ yếu mang tính tư vấn.
- Định giá tài sản để đưa tài sản vào lưu thông trong nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó thúc đẩy thị trường phát triển. Thẩm định giá đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản để tư vấn cho người yêu cầu thẩm định giá sử dụng vào những mục đích nhất định đã được nêu trong chứng thư thẩm định.
Thứ hai: Nguyên tắc
- Định giá tài sản phải đảm bảo quyên tắc
+ Định giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc: Định giá tài sản phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất, vị trí, quy mô, thực trạng của tài sản và giá của thị trường tại thời điểm định giá.
+ Định giá tài sản phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật.
- Thẩm định giá theo nguyên tắc
+ Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá
+ Đảm bảo tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá.
+ Bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá, trừ trường hợp dơn vị được thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
Thứ ba: Phương pháp định giá và thẩm định giá
- Định giá theo các phương pháp cơ bản như: Phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập …
- Thẩm định giá theo các phương pháp cơ bản như: Phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp lợi nhuận, phương pháp thặng dư …
Thứ tư: Chủ thể thực hiện
- Định giá do nhà nước thực hiện với tư cách tổ chức quyền lực công, thông qua đó thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước với cả tư cách chủ sở hữu (đối với tài sản nhà nước). Định giá còn do các tổ chức, cá nhân thực hiện với tư cách chủ sở hữu tài sản hoặc với tư cách người có quyền tài sản hoặc với tư cách người cung cấp dịch vụ định giá.
- Thẩm định giá phải do doanh nghiệp thẩm định thực hiện thông qua hoạt động của thẩm định viên về giá. (theo Tài liệu BDKTNH chuyên ngành Thẩm định giá - Cục QL Giá - Bộ Tài chính-2007)
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,129
Bài viết
63,349
Thành viên
86,047
Thành viên mới nhất
gnn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN