Giới thiệu về thẩm định giá tài sản không còn giá trị sử dụng

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,065
12
38
1. Khái niệm về thẩm định giá tài sản không còn giá trị sử dụng
Theo điều 4 Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 10 tháng 5 năm 2002 quy định: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá 02 ban hành kèm theo quyết định số 77/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính thì: “Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị thanh lý phản ánh giá trị còn lại của một tài sản (trừ đất đai) khi tài sản đó đã hết hạn sử dụng và được bán thanh lý. Tài sản vẫn có thể được sửa chữa, hoặc hoán cải cho mục đích sử dụng mới hoặc có thể cung cấp những bộ phận linh kiện rời cho những tài sản khác còn hoạt động
2. Thị trường phế liệu và các phương pháp thẩm định giá tài sản không còn giá trị sử dụng
Thị trường phế liệu phụ thuộc vào giá nguyên liệu thô để chế biến, phế liệu thu hồi được thu gom để sử dụng vào mục đích tái chế, đúc, nấu thành phôi đối với vật liệu là kim loại hoặc nghiền, xay thành nguyên liệu đối với vật liệu là nhựa (plastic).
Khi đã tái chế thành nguyên liệu thô, tuỳ thuộc vào loại vật liệu hoặc chất lượng tái chế mà người ta sử dụng vào những mục đích hay sản phẩm có chất lượng phù hợp. Tuy không nhiều nhưng khối lượng nguyên liệu này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả thị trường nguyên liệu sản xuất và cũng bị ảnh hưởng ngược lại của thị trường nguyên liệu.
Thẩm định giá tài sản khi không còn giá trị sử dụng (mục đích sử dụng chính) là công việc không đơn giản do việc chia tách phân loại tỷ lệ các thành phần nguyên liệu cấu tạo nên tài sản không còn giá trị sử dụng, ước tính trọng lượng khi không đủ điều kiện cân, đong đo, đếm, chạy thử cụ thể cho từng tài sản hay việc có thể hoặc không thể xác định chính xác việc tận dụng được những bộ phận, chi tiết tài sản thanh lý vẫn còn dùng được do trong quá trình hoạt động các bộ phận của tài sản thanh lý hoạt động không đều hay đã được sửa chữa, thay mới nâng cấp tạo nên một tỷ lệ hao mòn thực tế không đều nhau.
3. Mục đích thẩm định giá tài sản thanh lý
- Mua, bán thanh lý.
- Tính thuế, điều chỉnh, hạch toán sổ sách kế toán.
- Các mục đích khác
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,114
Bài viết
63,333
Thành viên
86,294
Thành viên mới nhất
noithatdiemnhan1

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN