ĐO LƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI CHỨNG KHOÁN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
Trên cơ sở kết hợp 3 nhân tố của mô hình Fama - French (1993), nhân tố xu hướng sinh lời quá khứ trong mô hình 4 nhân tố Carhart (1997), và nhân tố liên quan đến đặc thù của ngành BĐS, tỷ số thanh toán hiện hành, tác giả xây dựng mô hình 5 nhân tố để đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN các chứng khoán ngành BĐS Việt Nam.
Số liệu nghiên cứu được sử dụng là giá đóng cửa của 59 cổ phiếu ngành BĐS niêm yết trên các sàn HSX và HNX giai đoạn từ T07/2009 đến T06/2013. Kết quả hồi quy mô hình cho thấy danh mục toàn bộ cổ phiếu BĐS chịu sự tác động mạnh mẽ của nhân tố phần bù rủi ro khả năng thanh toán hiện hành, đồng thời cũng chịu sự tác động của nhân tố phần bù rủi ro thị trường. Tuy nhiên, nhân tố thị trường không đóng vai trò chính yếu như trong các nghiên cứu khác. Riêng nhân tố phần bù rủi ro quy mô chỉ có tác động đến TSLN các danh mục có quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhân tố phần bù xu hướng lợi nhuận quá khứ và phần bù rủi ro giá trị hoàn toàn không có ý nghĩa giải thích biến động TSLN danh mục cổ phiếu. Cuối cùng, kết quả cũng cho thấy việc sử dụng mô hình 5 nhân tố để đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN các chứng khoán ngành BĐS Việt Nam cho mức ý nghĩa giải thích cao hơn các mô hình CAPM, Fama - French 3 nhân tố, Carhart 4 nhân tố trung bình khoảng 33,2% , 28,5%, và 12,3%.
Từ khóa: chứng khoán BĐS, CAPM, Fama – French, Carhart, lợi nhuận, rủi ro.
Giới thiệu: Trong những nhóm ngành tham gia niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam thì ngành BĐS là một trong số những ngành rất “nhạy cảm” với các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ. Như vậy, các NĐT trên TTCK, đặc biệt đối với đầu tư vào chứng khoán ngành BĐS Việt Nam, sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư. Do vậy, họ cần hiểu rõ họ sẽ được bù đắp gì khi chấp nhận mức rủi ro đó, và cần làm gì để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán ngành BĐS. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình 5 nhân tố với sự kết hợp các mô hình Fama – French (1993), Cahart (1997) để trả lời cho các câu hỏi trên.
Cơ sở lý thuyết và tóm lược các nghiên cứu trước
Vào giữa thập niên 60, ba nhà kinh tế là William Sharp, John Lintner và Jack Treynor đã công bố một cách độc lập nhau những nghiên cứu của mình về mô hình một nhân tố CAPM, mô hình rất nổi tiếng về đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế về các giả định không thực tế của nó cũng như chỉ phụ thuộc vào một nhân tố duy nhất là DMTT nên bỏ sót một số nhân tố khác trong việc giải thích biến động TSLN. Năm 1993, Fama và French đã đưa ra mô hình 3 nhân tố, trong đó bổ sung thêm các nhân tố quy mô và giá trị, đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy dựa trên chuỗi dữ liệu thời gian của Black, Jensen và Scholes (1972). Kết quả thực nghiệm của mô hình này tại thị trường chứng khoán Mỹ và nhiều nước khác đã cho thấy mức độ giải thích biến động TSLN của danh mục cổ phiếu tốt hơn so với mô hình CAPM. Tuy vậy, mô hình này cũng có nhược điểm là không giải thích được biến động trong TSLN danh mục cổ phiếu khi phân loại danh mục theo xu hướng TSLN quá khứ. Năm 1997, Carhart xây dựng mô hình 4 nhân tố dựa trên mô hình 3 nhân tố Fama - French (1993) và thêm một nhân tố nữa được đưa ra bởi Jegadeesh và Titman (1993) là yếu tố xu hướng TSLN quá khứ. Kết quả thực nghiệm của mô hình Carhart đã cho thấy nhân tố xu hướng TSLN quá khứ giải thích tốt biến động trong TSLN danh mục cổ phiếu. Ngoài ra, kiểm định của ông trên mô hình này cũng cho thấy mức độ giải thích mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN danh mục cổ phiếu cao hơn so với các mô hình CAPM và Fama – French.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng áp dụng các mô hình nói trên để đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN danh mục các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam như nghiên cứu của Vương Đức Hoàng Quân và Hồ Thị Huệ (2008), nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Mạnh Hiệp (2012), nghiên cứu của Nguyễn Tấn Minh (2012).
Sự khác biệt trong nghiên cứu của tác giả so với nghiên cứu của các tác giả khác là tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN của riêng chứng khoán ngành BĐS Việt Nam thay vì của toàn bộ thị trường. Đồng thời tác giả cũng bổ sung thêm nhân tố tỷ số thanh toán hiện hành để làm rõ tính đặc thù trong mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN của chứng khoán ngành BĐS tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Mô hình nghiên cứu:
Trên cơ sở kết hợp 3 nhân tố của mô hình Fama - French (1993), nhân tố xu hướng sinh lời quá khứ trong mô hình 4 nhân tố Carhart (1997), và nhân tố liên quan đến đặc thù của ngành BĐS, tỷ số thanh toán hiện hành, tác giả đưa ra mô hình 5 nhân tố nhằm đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN các chứng khoán ngành BĐS Việt Nam. Mô hình như sau:
R[SUB]i[/SUB] - R[SUB]f[/SUB] =[SUB]i [/SUB]+ b[SUB]i[/SUB] (R[SUB]M[/SUB]–R[SUB]f[/SUB]) + s[SUB]i[/SUB]SMB + h[SUB]i[/SUB]HML + w[SUB]i[/SUB]WML + r[SUB]i[/SUB]LCRMHCR+ ε[SUB]i[/SUB]
Trong đó: [SUB]i [/SUB]là hệ số chặn của danh mục i
b[SUB]i,[/SUB]s[SUB]i, [/SUB]h[SUB]i,[/SUB]w[SUB]i, [/SUB]r[SUB]i [/SUB]là các hệ số độ dốc.
ε[SUB]i [/SUB]là sai số ngẫu nhiên của danh mục i.
Các biến trong mô hình được tính toán theo mô tả trong bảng 1
Bảng 1:Mô tả cách tính toán các biến trong mô hình 5 nhân tố.
Tác giả cũng xây dựng các giả thuyết cho mô hình 5 nhân tố như sau:
+ Giả thuyết H[SUB]1[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù rủi ro thị trường và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]2[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù rủi ro quy mô và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]3[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù giá trị và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]4[/SUB]: Có mối tương quan nghịch biến giữa nhân tố phần bù xu hướng lợi nhuận quá khứ và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]5[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù rủi ro khả năng thanh toán và TSLN của cổ phiếu.
Phương pháp thu thập số liệu:
Ứng với mỗi công ty có chứng khoán được chọn trong mẫu, tác giả thu thập các dữ liệu sau:
- Giá đóng cửa của cổ phiếu cuối mỗi ngày giao dịch (thu thập từ trang www.cophieu68.vn), giá này đã được điều chỉnh để phản ánh cổ tức cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và cổ tức tiền mặt. Giá giao dịch bình quân theo trọng số khối lượng giao dịch sẽ được tính hàng tháng cho cho giai đoạn từ T12/2008 đếnT06/2013.
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành (thu thập từ trang www.cophieu68.vn) được tính bằng số lượng cổ phiếu niêm yết trừ đi số lượng cổ phiếu quỹ tại 31/12 và 30/6 của các năm từ 2008 đến 2012. Số liệu này được sử dụng cùng với dữ liệu giá bình quân để tính toán quy mô vốn hóa hàng tháng củatừng công ty.
- Chỉ số VN-Index và HNX-Index được thu thập hàng tháng để tính chỉ số giá thị trường.
- Lãi suất bình quân TPKB kỳ hạn 5 năm được thu thập từ trang www.hsx.vn, dùng để tính lãi suất phi rủi ro.
- Các thông tin BCTC hàng năm của từng công ty trong giai đoạn 2008-2012 dùng để tính tỷ số thanh toán hiện hành.
- Hàng tháng, tác giả tính giá trị vốn hóa cho từng công ty, ký hiệu ME (tính bằng SLCPLH x Giá cổ phiếu bình quân tháng). Giá trị ME này sẽ được sử dụng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố quy mô cho các tháng từ T07/2009 đến T06/2013.
- Vào cuối T12/2008, tác giả tính tỷ số BE/ME cho từng công ty bằng cách lấy giá trị sổ sách, ký hiệu BE (tính bằng tổng các chỉ tiêu Vốn chủ SH và Thuế TNDN hoãn lại trên BCDKT năm 2008) chia cho giá trị vốn hóa, ký hiệu ME (tính bằng SLCPLH x Giá cổ phiếu bình quân tháng). Tỷ số BE/ME này sẽ được sử dụng hàng tháng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố giá trị cho giai đoạn từ T01/2009 đến T12/2009. Việc tính toán tỷ số BE/ME được lặp lại tương tự vào các thời điểm cuối tháng 12 các năm 2009 đến 2012.
- Hàng tháng, từ T07/2009 đến T06/2013, tác giả tính TSLN bình quân của từng mã chứng khoán cho giai đoạn 11 tháng trước đó (loại trừ tháng trước liền kề tháng hiện hành). TSLN bình quân 11 tháng này sẽ được sử dụng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố xu hướng lợi nhuận quá khứ.
- Vào cuối T12/2008, tác giả tính tỷ số thanh toán hiện hành (TSLĐ/Nợ ngắn hạn) cho từng công ty. Các kết quả tính toán này sẽ được sử dụng hàng tháng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố tỷ số thanh toán cho giai đoạn từ T01/2009 đến T12/2009. Việc tính toán tỷ số này được lặp lại tương tự vào các thời điểm cuối tháng 12 các năm 2009 đến 2012.
Phương pháp xử lý số liệu:
+ Đối với biến phụ thuộc:
Trong nghiên cứu này, tác giả tách ra 2 dạng biến phụ thuộc:
Thứ nhất:TSLN bình quân của danh mục bao gồm tất cả các chứng khoán BĐS giao dịch trên 2 sàn HSX và HNX. TSLN này được tính hàng tháng theo phương pháp trung bình cộng cho giai đoạn từ T7/2009 đến T06/2013. TSLN hàng tháng của từng chứng khoán được tínhtheo công thức (Giá BQ[SUB]tháng k[/SUB] - Giá BQ[SUB]tháng k-1[/SUB])/Giá BQ[SUB]tháng k-1[/SUB]
Thứ hai:TSLN bình quân của danh mục phân theo quy mô. Cụ thể R[SUB]i[/SUB] là trung bình cộng TSLN của các chứng khoán có trong từng danh mục trong 12 danh mục (chi tiết trong Bảng 2). Ví dụ danh mục S/H (T06/2009) bao gồm 4 mã chứng khoán HDC, KHA, RCL, STL thì R[SUB]i[/SUB] (T06/2009) chính là trung bình cộng TSLN tháng 06/2009 của 4 chứng khoán này.
Trên cơ sở kết hợp 3 nhân tố của mô hình Fama - French (1993), nhân tố xu hướng sinh lời quá khứ trong mô hình 4 nhân tố Carhart (1997), và nhân tố liên quan đến đặc thù của ngành BĐS, tỷ số thanh toán hiện hành, tác giả xây dựng mô hình 5 nhân tố để đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN các chứng khoán ngành BĐS Việt Nam.
Số liệu nghiên cứu được sử dụng là giá đóng cửa của 59 cổ phiếu ngành BĐS niêm yết trên các sàn HSX và HNX giai đoạn từ T07/2009 đến T06/2013. Kết quả hồi quy mô hình cho thấy danh mục toàn bộ cổ phiếu BĐS chịu sự tác động mạnh mẽ của nhân tố phần bù rủi ro khả năng thanh toán hiện hành, đồng thời cũng chịu sự tác động của nhân tố phần bù rủi ro thị trường. Tuy nhiên, nhân tố thị trường không đóng vai trò chính yếu như trong các nghiên cứu khác. Riêng nhân tố phần bù rủi ro quy mô chỉ có tác động đến TSLN các danh mục có quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhân tố phần bù xu hướng lợi nhuận quá khứ và phần bù rủi ro giá trị hoàn toàn không có ý nghĩa giải thích biến động TSLN danh mục cổ phiếu. Cuối cùng, kết quả cũng cho thấy việc sử dụng mô hình 5 nhân tố để đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN các chứng khoán ngành BĐS Việt Nam cho mức ý nghĩa giải thích cao hơn các mô hình CAPM, Fama - French 3 nhân tố, Carhart 4 nhân tố trung bình khoảng 33,2% , 28,5%, và 12,3%.
Từ khóa: chứng khoán BĐS, CAPM, Fama – French, Carhart, lợi nhuận, rủi ro.
Giới thiệu: Trong những nhóm ngành tham gia niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam thì ngành BĐS là một trong số những ngành rất “nhạy cảm” với các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ. Như vậy, các NĐT trên TTCK, đặc biệt đối với đầu tư vào chứng khoán ngành BĐS Việt Nam, sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư. Do vậy, họ cần hiểu rõ họ sẽ được bù đắp gì khi chấp nhận mức rủi ro đó, và cần làm gì để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán ngành BĐS. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình 5 nhân tố với sự kết hợp các mô hình Fama – French (1993), Cahart (1997) để trả lời cho các câu hỏi trên.
Cơ sở lý thuyết và tóm lược các nghiên cứu trước
Vào giữa thập niên 60, ba nhà kinh tế là William Sharp, John Lintner và Jack Treynor đã công bố một cách độc lập nhau những nghiên cứu của mình về mô hình một nhân tố CAPM, mô hình rất nổi tiếng về đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế về các giả định không thực tế của nó cũng như chỉ phụ thuộc vào một nhân tố duy nhất là DMTT nên bỏ sót một số nhân tố khác trong việc giải thích biến động TSLN. Năm 1993, Fama và French đã đưa ra mô hình 3 nhân tố, trong đó bổ sung thêm các nhân tố quy mô và giá trị, đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy dựa trên chuỗi dữ liệu thời gian của Black, Jensen và Scholes (1972). Kết quả thực nghiệm của mô hình này tại thị trường chứng khoán Mỹ và nhiều nước khác đã cho thấy mức độ giải thích biến động TSLN của danh mục cổ phiếu tốt hơn so với mô hình CAPM. Tuy vậy, mô hình này cũng có nhược điểm là không giải thích được biến động trong TSLN danh mục cổ phiếu khi phân loại danh mục theo xu hướng TSLN quá khứ. Năm 1997, Carhart xây dựng mô hình 4 nhân tố dựa trên mô hình 3 nhân tố Fama - French (1993) và thêm một nhân tố nữa được đưa ra bởi Jegadeesh và Titman (1993) là yếu tố xu hướng TSLN quá khứ. Kết quả thực nghiệm của mô hình Carhart đã cho thấy nhân tố xu hướng TSLN quá khứ giải thích tốt biến động trong TSLN danh mục cổ phiếu. Ngoài ra, kiểm định của ông trên mô hình này cũng cho thấy mức độ giải thích mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN danh mục cổ phiếu cao hơn so với các mô hình CAPM và Fama – French.
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng áp dụng các mô hình nói trên để đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN danh mục các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam như nghiên cứu của Vương Đức Hoàng Quân và Hồ Thị Huệ (2008), nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Mạnh Hiệp (2012), nghiên cứu của Nguyễn Tấn Minh (2012).
Sự khác biệt trong nghiên cứu của tác giả so với nghiên cứu của các tác giả khác là tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN của riêng chứng khoán ngành BĐS Việt Nam thay vì của toàn bộ thị trường. Đồng thời tác giả cũng bổ sung thêm nhân tố tỷ số thanh toán hiện hành để làm rõ tính đặc thù trong mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN của chứng khoán ngành BĐS tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Mô hình nghiên cứu:
Trên cơ sở kết hợp 3 nhân tố của mô hình Fama - French (1993), nhân tố xu hướng sinh lời quá khứ trong mô hình 4 nhân tố Carhart (1997), và nhân tố liên quan đến đặc thù của ngành BĐS, tỷ số thanh toán hiện hành, tác giả đưa ra mô hình 5 nhân tố nhằm đo lường mối quan hệ giữa rủi ro và TSLN các chứng khoán ngành BĐS Việt Nam. Mô hình như sau:
R[SUB]i[/SUB] - R[SUB]f[/SUB] =[SUB]i [/SUB]+ b[SUB]i[/SUB] (R[SUB]M[/SUB]–R[SUB]f[/SUB]) + s[SUB]i[/SUB]SMB + h[SUB]i[/SUB]HML + w[SUB]i[/SUB]WML + r[SUB]i[/SUB]LCRMHCR+ ε[SUB]i[/SUB]
Trong đó: [SUB]i [/SUB]là hệ số chặn của danh mục i
b[SUB]i,[/SUB]s[SUB]i, [/SUB]h[SUB]i,[/SUB]w[SUB]i, [/SUB]r[SUB]i [/SUB]là các hệ số độ dốc.
ε[SUB]i [/SUB]là sai số ngẫu nhiên của danh mục i.
Các biến trong mô hình được tính toán theo mô tả trong bảng 1
Bảng 1:Mô tả cách tính toán các biến trong mô hình 5 nhân tố.
Ký hiệu | Tên biến | Cách tính |
R[SUB]i[/SUB] | TSLN thực tế bình quân hàng tháng của chứng khoán danh mục i | R[SUB]i[/SUB]=∑(R[SUB]k[/SUB])/N với R[SUB]k[/SUB] là TSLN BQ tháng k của từng cổ phiếu trong danh mục i (k=1,2, ..,12); N là SL cổ phiếu có trong danh mục i. |
R[SUB]f[/SUB] | Lãi suất phi rủi ro tháng | Quy đổi từ LSBQ TPKB kỳ hạn 5 năm theo công thức (1+R[SUB]f[/SUB])[SUP]12[/SUP] = 1+ R với R là tỷ lệ LSBQ năm của TPKB kỳ hạn 5 năm |
R[SUB]M[/SUB] | TSLN thực tế bình quân hàng tháng của danh mục thị trường | R[SUB]M[/SUB]=(R[SUB]k_HSX[/SUB] + R[SUB]k_HNX[/SUB])/2 với R[SUB]k_HSX[/SUB] là TSSL BQ tháng k của sàn HSX, R[SUB]k_HNX[/SUB] là TSSL BQ tháng k của sàn HNX; k=1,2, …,12. R[SUB]k_HSX[/SUB]= [VN-Index_k - VN-Index_(k-1)]/VnIndex_(k-1) R[SUB]k_HNX[/SUB] = [HNX-Index_k - HNX-Index_(k-1)]/HNX-Index_(k-1) |
R[SUB]i[/SUB] - R[SUB]f[/SUB] | Phần bù rủi ro danh mục i hay TSLN vượt trội danh mục i. | |
R[SUB]M[/SUB] - R[SUB]f[/SUB] | Phần bù rủi ro thị trường. | |
SMB | Phần bù quy mô | Được tính bằng chênh lệch giữa TSLNBQ danh mục các chứng khoán có mức vốn hóa nhỏ (ký hiệu S) và TSLNBQ danh mục các chứng khoán có mức vốn hóa lớn (ký hiệu B). |
HML | Phần bù giá trị | Được tính bằng chênh lệch giữa TSLNBQ danh mục các chứng khoán có tỷ số BE/ME cao (ký hiệu H) và TSLNBQ danh mục các chứng khoán có tỷ số BE/ME thấp (ký hiệu L). |
WML | Phần bù xu hướng lợi nhuận quá khứ | Được tính bằng chênh lệch giữa TSLNBQ danh mục các chứng khoán có TSLN cao năm trước (ký hiệu WIN) và TSLNBQ danh mục các chứng khoán có TSLN thấp năm trước (ký hiệu LOSE). |
LCRMHCR | Phần bù rủi ro khả năng thanh toán | Được tính bằng chênh lệch giữa TSLNBQ danh mục các chứng khoán có tỷ số thanh toán hiện hành thấp (ký hiệu LCR) và TSLNBQ danh mục các chứng khoán có tỷ số thanh toán hiện hành cao (ký hiệu HCR). |
Tác giả cũng xây dựng các giả thuyết cho mô hình 5 nhân tố như sau:
+ Giả thuyết H[SUB]1[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù rủi ro thị trường và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]2[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù rủi ro quy mô và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]3[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù giá trị và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]4[/SUB]: Có mối tương quan nghịch biến giữa nhân tố phần bù xu hướng lợi nhuận quá khứ và TSLN của cổ phiếu.
+ Giả thuyết H[SUB]5[/SUB]: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù rủi ro khả năng thanh toán và TSLN của cổ phiếu.
Phương pháp thu thập số liệu:
Ứng với mỗi công ty có chứng khoán được chọn trong mẫu, tác giả thu thập các dữ liệu sau:
- Giá đóng cửa của cổ phiếu cuối mỗi ngày giao dịch (thu thập từ trang www.cophieu68.vn), giá này đã được điều chỉnh để phản ánh cổ tức cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và cổ tức tiền mặt. Giá giao dịch bình quân theo trọng số khối lượng giao dịch sẽ được tính hàng tháng cho cho giai đoạn từ T12/2008 đếnT06/2013.
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành (thu thập từ trang www.cophieu68.vn) được tính bằng số lượng cổ phiếu niêm yết trừ đi số lượng cổ phiếu quỹ tại 31/12 và 30/6 của các năm từ 2008 đến 2012. Số liệu này được sử dụng cùng với dữ liệu giá bình quân để tính toán quy mô vốn hóa hàng tháng củatừng công ty.
- Chỉ số VN-Index và HNX-Index được thu thập hàng tháng để tính chỉ số giá thị trường.
- Lãi suất bình quân TPKB kỳ hạn 5 năm được thu thập từ trang www.hsx.vn, dùng để tính lãi suất phi rủi ro.
- Các thông tin BCTC hàng năm của từng công ty trong giai đoạn 2008-2012 dùng để tính tỷ số thanh toán hiện hành.
- Hàng tháng, tác giả tính giá trị vốn hóa cho từng công ty, ký hiệu ME (tính bằng SLCPLH x Giá cổ phiếu bình quân tháng). Giá trị ME này sẽ được sử dụng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố quy mô cho các tháng từ T07/2009 đến T06/2013.
- Vào cuối T12/2008, tác giả tính tỷ số BE/ME cho từng công ty bằng cách lấy giá trị sổ sách, ký hiệu BE (tính bằng tổng các chỉ tiêu Vốn chủ SH và Thuế TNDN hoãn lại trên BCDKT năm 2008) chia cho giá trị vốn hóa, ký hiệu ME (tính bằng SLCPLH x Giá cổ phiếu bình quân tháng). Tỷ số BE/ME này sẽ được sử dụng hàng tháng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố giá trị cho giai đoạn từ T01/2009 đến T12/2009. Việc tính toán tỷ số BE/ME được lặp lại tương tự vào các thời điểm cuối tháng 12 các năm 2009 đến 2012.
- Hàng tháng, từ T07/2009 đến T06/2013, tác giả tính TSLN bình quân của từng mã chứng khoán cho giai đoạn 11 tháng trước đó (loại trừ tháng trước liền kề tháng hiện hành). TSLN bình quân 11 tháng này sẽ được sử dụng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố xu hướng lợi nhuận quá khứ.
- Vào cuối T12/2008, tác giả tính tỷ số thanh toán hiện hành (TSLĐ/Nợ ngắn hạn) cho từng công ty. Các kết quả tính toán này sẽ được sử dụng hàng tháng làm tiêu chí phân nhóm chứng khoán theo nhân tố tỷ số thanh toán cho giai đoạn từ T01/2009 đến T12/2009. Việc tính toán tỷ số này được lặp lại tương tự vào các thời điểm cuối tháng 12 các năm 2009 đến 2012.
Phương pháp xử lý số liệu:
+ Đối với biến phụ thuộc:
Trong nghiên cứu này, tác giả tách ra 2 dạng biến phụ thuộc:
Thứ nhất:TSLN bình quân của danh mục bao gồm tất cả các chứng khoán BĐS giao dịch trên 2 sàn HSX và HNX. TSLN này được tính hàng tháng theo phương pháp trung bình cộng cho giai đoạn từ T7/2009 đến T06/2013. TSLN hàng tháng của từng chứng khoán được tínhtheo công thức (Giá BQ[SUB]tháng k[/SUB] - Giá BQ[SUB]tháng k-1[/SUB])/Giá BQ[SUB]tháng k-1[/SUB]
Thứ hai:TSLN bình quân của danh mục phân theo quy mô. Cụ thể R[SUB]i[/SUB] là trung bình cộng TSLN của các chứng khoán có trong từng danh mục trong 12 danh mục (chi tiết trong Bảng 2). Ví dụ danh mục S/H (T06/2009) bao gồm 4 mã chứng khoán HDC, KHA, RCL, STL thì R[SUB]i[/SUB] (T06/2009) chính là trung bình cộng TSLN tháng 06/2009 của 4 chứng khoán này.
Bảng 2: Danh mục cổ phiếu phân theo quy mô vốn hóa |