Tôi vừa trúng tuyển vào một công ty tư vấn Nhật Bản. Ngay sau cuộc phỏng vấn, chị nhân viên phòng nhân sự đã “bỏ nhỏ” với tôi: “Mai là ngày làm việc đầu tiên, em nên đến sớm ít nhất 5 phút. Vì giám đốc người Nhật Bản rất khắt khe về giờ giấc và luôn vặn đồng hồ sớm 5 phút em ạ”. Tôi tặc lưỡi, nghĩ bụng: “Tưởng gì. Nếu sếp vặn đồng hồ sớm 5 phút thì em vặn sớm hẳn 10 phút cho ... chắc ăn”. Tôi còn đinh ninh, mình chỉnh đồng hồ sớm lên như thế thì làm sao mà ngủ dậy muộn được.
Vậy mà không phải. Thói quen đúng giờ không phải tự dưng mà có. Chẳng dễ gì để hôm nay và ngày mai đúng giờ trong khi hôm qua bạn vẫn còn ườn trên giường khi đồng hồ đã báo thức dồn dập. Đêm trước, tôi đã mải mê ngồi ôm Facebook đến khuya, đã nốc một cốc cà phê vào cuối giờ chiều và lên giường với cái bụng óc ách vì đã ăn không biết bao nhiêu là gà rán lẫn khoai tây chiên trong bữa tối. Hậu quả ra sao, hẳn bạn đã rõ. Tôi đi làm muộn, không chỉ 5 hay 10 phút mà là gần nửa tiếng. Thế là những nỗ lực trong buổi phỏng vẫn đã bị đổ xuống sông xuống biển. Hẳn tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều trong những ngày sắp tới, để có thể tạo dựng được sự tin tưởng ở chỗ làm như tôi đã từng mong muốn.
Không giống với tôi ở thói quen xài “giờ dây thun” song cô bạn trạc tuổi tôi, là gia sư tiếng Anh cho cậu em họ của tôi, lại có một thói quen xấu xí khác. Cô bạn gia sư thường xuyên sai hẹn và không phản hồi lại với học trò hoặc phụ huynh, báo hại em họ tôi mất cả buổi học trong chờ đợi. Đến khi được hỏi, cô bạn này mới tẽn tò: “Em nghĩ nếu thấy em không đến, học trò sẽ tự động học sang môn khác”. Chính thái độ vô trách nhiệm này đã khiến cho nhị vị phụ huynh, là cô chú tôi, ra quyết định giải tán cấp tốc lớp tiếng Anh và tìm một gia sư mới cho cậu em.
Cả hai ví dụ vừa nêu trên, nếu là áp dụng với những “cựu sinh viên”, những người mới rời ghế giảng đường và tham gia vào thị trường lao động đông đảo thì sẽ đều bị gán cho cụm từ: “thiếu chuyên nghiệp”. Vậy, để đạt được sự chuyên nghiệp có khó lắm không?
Ra trường, kiếm việc làm và tham gia đội ngũ “người lao động”, tôi mới thấm thía ấn tượng về sự chuyên nghiệp cần thiết như thế nào trong mắt những người tuyển dụng. Tất nhiên, với những sinh viên mới tốt nghiệp thì đòi hỏi ở họ sự chuyên nghiệp quả là điều khó khăn. Song thực tế, sự chuyên nghiệp không phải là một khái niệm quá xa vời hay trừu tượng mà được thể hiện qua những hành vi, cử chỉ và cách ứng xử hàng ngày. Và, nếu nỗ lực, bạn cũng hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một phong cách chuyên nghiệp và xứng đáng đạt điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy bắt đầu tạo dựng phong cách chuyên nghiệp bằng từ những việc nhỏ hàng ngày. Đơn cử như việc trả lời email chẳng hạn. Nhiều bạn sinh viên nhận được email xong chưa muốn trả lời hoặc còn bận rộn nên cứ để đó, có khi ... quên luôn. Thói quen này cần được thay đổi. Kể cả khi bạn chưa trả lời được nội dung trong email thì bạn cũng có thể gửi email xác nhận với người gửi rằng bạn đã nhận được mail và sẽ trả lời trong một thời hạn nhất định. Với những việc khác, bạn cũng có thể áp dụng tương tự.
Không chỉ có vậy, sự chuyên nghiệp còn bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhưng liên quan đến hình ảnh tổng thể của bạn. Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào ấn tượng với một nữ ứng viên ăn mặc lịch sự đến phỏng vấn mà móng tay lại nham nhở, cái ngắn cái dài. Càng không ai hứng thú với những ứng viên nói năng ấp úng, ánh mắt thiếu tự tin và bước chân thiếu dứt khoát...
Quan trọng nhất, bạn nên có ý thức xây dựng phong cách chuyên nghiệp một cách thường xuyên. Không chỉ ở chỗ làm, với đồng nghiệp mà ngay cả trong cách ứng xử với bạn bè, gia đình, người thân và ở ngoài xã hội bạn vẫn có thể tạo dựng được phong cách này. Cố gắng từ những việc nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ định hình nên sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy bắt đầu từ hôm nay và ngày mai bạn sẽ nhận ra mình đã tự cộng thêm cho mình một ưu thế lớn khi gia nhập vào môi trường của những người đi làm, bạn nhé!
Vậy mà không phải. Thói quen đúng giờ không phải tự dưng mà có. Chẳng dễ gì để hôm nay và ngày mai đúng giờ trong khi hôm qua bạn vẫn còn ườn trên giường khi đồng hồ đã báo thức dồn dập. Đêm trước, tôi đã mải mê ngồi ôm Facebook đến khuya, đã nốc một cốc cà phê vào cuối giờ chiều và lên giường với cái bụng óc ách vì đã ăn không biết bao nhiêu là gà rán lẫn khoai tây chiên trong bữa tối. Hậu quả ra sao, hẳn bạn đã rõ. Tôi đi làm muộn, không chỉ 5 hay 10 phút mà là gần nửa tiếng. Thế là những nỗ lực trong buổi phỏng vẫn đã bị đổ xuống sông xuống biển. Hẳn tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều trong những ngày sắp tới, để có thể tạo dựng được sự tin tưởng ở chỗ làm như tôi đã từng mong muốn.
Không giống với tôi ở thói quen xài “giờ dây thun” song cô bạn trạc tuổi tôi, là gia sư tiếng Anh cho cậu em họ của tôi, lại có một thói quen xấu xí khác. Cô bạn gia sư thường xuyên sai hẹn và không phản hồi lại với học trò hoặc phụ huynh, báo hại em họ tôi mất cả buổi học trong chờ đợi. Đến khi được hỏi, cô bạn này mới tẽn tò: “Em nghĩ nếu thấy em không đến, học trò sẽ tự động học sang môn khác”. Chính thái độ vô trách nhiệm này đã khiến cho nhị vị phụ huynh, là cô chú tôi, ra quyết định giải tán cấp tốc lớp tiếng Anh và tìm một gia sư mới cho cậu em.
Ra trường, kiếm việc làm và tham gia đội ngũ “người lao động”, tôi mới thấm thía ấn tượng về sự chuyên nghiệp cần thiết như thế nào trong mắt những người tuyển dụng. Tất nhiên, với những sinh viên mới tốt nghiệp thì đòi hỏi ở họ sự chuyên nghiệp quả là điều khó khăn. Song thực tế, sự chuyên nghiệp không phải là một khái niệm quá xa vời hay trừu tượng mà được thể hiện qua những hành vi, cử chỉ và cách ứng xử hàng ngày. Và, nếu nỗ lực, bạn cũng hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một phong cách chuyên nghiệp và xứng đáng đạt điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Không chỉ có vậy, sự chuyên nghiệp còn bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhưng liên quan đến hình ảnh tổng thể của bạn. Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào ấn tượng với một nữ ứng viên ăn mặc lịch sự đến phỏng vấn mà móng tay lại nham nhở, cái ngắn cái dài. Càng không ai hứng thú với những ứng viên nói năng ấp úng, ánh mắt thiếu tự tin và bước chân thiếu dứt khoát...
Quan trọng nhất, bạn nên có ý thức xây dựng phong cách chuyên nghiệp một cách thường xuyên. Không chỉ ở chỗ làm, với đồng nghiệp mà ngay cả trong cách ứng xử với bạn bè, gia đình, người thân và ở ngoài xã hội bạn vẫn có thể tạo dựng được phong cách này. Cố gắng từ những việc nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ định hình nên sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy bắt đầu từ hôm nay và ngày mai bạn sẽ nhận ra mình đã tự cộng thêm cho mình một ưu thế lớn khi gia nhập vào môi trường của những người đi làm, bạn nhé!
Theo Mực Tím
Bài tương tự bạn quan tâm
Câu chuyện bút chì, đồ gọt và cục tẩy
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Bi hài chuyện chiếc bằng đại học
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Chuyện tình mùa thu
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Phong cách làm việc của doanh nghiệp việc nam khi...
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Câu chuyện về sự cố gắng
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu
Xôn xao câu chuyện bi thảm về người nữ tài xế xe bus
- Thread starter Mr LNA
- Ngày bắt đầu