Câu chuyện nhượng quyền thương hiệu

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
[FLOATLEFT]
[/FLOATLEFT]​
Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư về định giá thương hiệu đồng ý về nguyên tắc để DN dùng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu đầu tư góp vốn, chính sách mới này hứa hẹn sẽ là sự ra đời của nhiều mô hình doanh nghiệp mới.Doanh nghiệp Việt Nam có những thương hiệu lớn, Cà phê Trung Nguyên, Vinamilk, Viettel, Mobifone,... đều là những thương hiệu được định giá cao trong nước và trên thế giới. Điều quan trọng là cần cho họ một điểm tựa về cơ chế chính sách và kinh doanh theo nhiều hình thức mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Theo các nhà kinh tế học, thương hiệu của doanh nghiệp là một trong những tài sản có giá trị quan trọng bậc nhất. Một doanh nghiệp thành đạt là doanh nghiệp có quá trình hình thành và xây dựng thành công thương hiệu uy tín có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Thương hiệu ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng, của nhân viên, nhà đầu tư và cả các cơ quan công quyền. Trong một thế giới có nhiều lựa chọn, sự ảnh hưởng này là tối quan trọng cho thành công thương mại và tạo ra giá trị cho cổ đông.
Nhiều quốc gia trên thế giới cũng công nhận và cho phép thương hiệu là một loại tài sản có thể đem ra góp vốn kinh doanh, quy đổi thành ngoại tệ để giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vấn đề trên hiện chưa được quan tâm đúng mức, bởi thông thường các doanh nghiệp Việt Nam chưa định giá đúng và chính xác loại tài sản vô hình này, cũng như chưa có hệ thống sổ sách, giấy tờ minh bạch rõ ràng.
Ở khía cạnh văn bản luật, dự thảo thông tư trên của Bộ Tài chính nêu rõ các tập đoàn, tổng công ty, DN, tổ chức có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được nhận, góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu. Các bên góp vốn tự thỏa thuận với nhau về các điều khoản, độc quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền kinh doanh dịch vụ, hàng hóa tương ứng để sử dụng nhãn hiệu. Thời hạn góp vốn không vượt quá thời hạn bảo hộ mà pháp luật quy định đối với nhãn hiệu đó. Trong thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu, đơn vị có nhãn hiệu sẽ không được phép chuyển nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác.
Tuy nhiên, ở trong điều kiện thực tế, có nhiều điểm chính sách còn chưa theo kịp thực tiễn, theo ông Phạm Duy Khương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, thương hiệu mặc dù là tài sản vô hình được tạo từ nội bộ doanh nghiệp nhưng thực tế ở nhiều nơi nhiều chỗ còn chưa được ghi nhận là tài sản vì nhiều lý do như thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định được, không đánh giá được mức độ đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được.
Ngoài ra, trước đây Văn phòng Chính phủ cũng đã cho phép thí điểm thực hiện việc góp vốn bằng thương hiệu nhưng về sau lại không thấy văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề trên. Các chuyên gia về định giá thương hiệu thì cho rằng, Nhà nước nên quy định tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn nhất định của việc góp vốn bằng thương hiệu thông qua các văn bản pháp luật chỉ đạo thống nhất ở nhiều bộ ban ngành khác nhau. Vì trước khi dự thảo thông tư trên được thông qua, đã có một thời gian dài cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cuộc hội thảo và kiến nghị đề xuất với Bộ Tài chính thông qua cách đầu tư kinh doanh mới này nhưng chưa được chấp thuận. Lần thông qua này, nếu muốn chính sách trên đi vào cuộc sống cần có sự phối hợp của nhiều ngành chức năng liên quan như: công thương, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, ...
Ngoài ra, việc ban hành thông tư cũng cần có những điều khoản chi tiết cụ thể, tránh tình trạng sơ sài, sửa chữa gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, nhiều DN góp ý phải đưa vào thêm các quy định như cam kết về tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng nhãn hiệu, logo, hình ảnh, kích thước, mẫu biểu trưng, biểu tượng của từng thương hiệu, hay giám sát chặt chẽ việc góp vốn và nhận góp vốn đối với các thương hiệu thuộc sở hữu nhà nước… Nhiều doanh nghiệp cũng có ý kiến cho rằng nếu quy định chung chung rất dễ dẫn đến tình trạng nhập nhèm. Điển hình như tình trạng của tập đoàn Vinashin hiện đang góp vốn bằng thương hiệu ở rất nhiều nơi nhưng không ghi trên giấy tờ mà chỉ thoả thuận miệng. Một kênh đầu tư khác đang nóng hiện nay là chứng khoán cũng chứng kiến nhiều cảnh thương hiệu ảo như trên, nghĩa là có rất nhiều công ty con lấy thương hiệu của công ty mẹ đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết nhưng thực chất các thông tin doanh nghiệp rất khó được kiểm soát, bởi các công ty con luôn núp bóng dưới công ty mẹ, điều này khiến nhiều nhà đầu tư khó khăn khi tham gia giao dịch.

Anh Phương- vccinews.vn

 

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,151
Bài viết
63,371
Thành viên
86,048
Thành viên mới nhất
BLOCK ĐIỀU HÒA DANFOSS

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN