Hoàn thiện pháp luật để quản lý giá hiệu quả hơn

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Từ năm 2008 đến nay hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá với mức độ cao tác động tới môi trường kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Nguyên nhân cơ bản do vật tư, hàng hoá đầu vào sản xuất, kinh doanh phần lớn vẫn phải nhập khẩu chịu tác động tăng của giá thế giới khiến chi phí tăng. Tuy nhiên, một nguyên nhân cơ bản khác là do hệ thống pháp luật quản lý giá còn bất cập.


Trong vòng 5 năm từ 2006-2010, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về giá đối với các mặt hàng thiết yếu nhằm thực hiện các biện pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, cơ quan chức năng của Bộ Tài chính đã kiến nghị xử lý khoảng trên 5.100 tỷ đồng và 153.311 USD vi phạm. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính về giá là 349 triệu đồng; kiến nghị thu nộp ngân sách Nhà nước các khoản thuế là 181,9 tỷ đồng và 153.311 USD; cắt giảm bù lỗ từ ngân sách Nhà nước 194,7 tỷ đồng; kiến nghị xử lý nợ, tài sản sau cổ phần hoá 9,9 tỷ đồng; nộp lợi nhuận sau thuế về Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước là 345,4 tỷ đồng; phí môi trường 125,7 tỷ đồng; nợ đọng tiền thuê đất, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là 4.159,8 tỷ đồng; rà soát xử lý tiền viện trợ 86,7 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết, kiểm tra việc chấp hành chế độ đăng ký giá, kê khai giá trong thời gian vừa qua tại 17 DN sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phải đăng ký giá, trong đó 12 DN thuộc diện phải đăng ký giá bán hàng hoá, dịch vụ theo Thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính cho thấy, các DN chưa chấp hành (chỉ có 01 DN đăng ký giá); kiểm tra 16 DN nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện phải đăng ký giá theo Thông tư 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính, mặc dù DN đã chấp hành, song việc thực hiện đăng ký của một số đơn vị chưa nghiêm (4/16 DN chưa đăng ký giá lần đầu, 2/16 DN tăng giá không đăng ký lại, 3/16 DN đăng ký thiếu mặt hàng, thời gian đăng ký chậm so với quy định).
Nhận định về thực trạng nêu trên, các chuyên gia tài chính cho rằng, ý thức tuân thủ pháp luật về giá của các DN còn chưa cao, chưa quan quan tâm đến các chính sách mới về quản lý giá của Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền hướng dẫn DN thực hiện chính sách về giá của cơ quan chức năng cũng còn hạn chế; các quy định về đăng ký giá cơ quan quản lý ban hành vẫn chưa đầy đủ về đối tượng phải đăng ký giá, chưa rõ ràng về việc xác định thời gian gửi biểu mẫu đăng ký giá đến cơ quan quản lý giá, thiếu khoản mục chi phí và bất cập về quy định bảo mật hồ sơ đăng ký giá; nhiều lĩnh vực quản lý giá còn bất cập.
Liên quan đến việc tăng, giảm giá bán hàng hóa dịch vụ của DN và các yếu tố chi phí hình thành giá, đến nay cơ quan quản lý cũng chưa có cơ chế kiểm soát, quản lý giá một số mặt hàng từ khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đến khâu bán lẻ cho người tiêu dùng (giá gas, giá thép, giá sữa); chưa có quy định kiểm soát giá bán lẻ đến người tiêu dùng của DN đầu mối đối với các DN thực hiện phân phối nên chi phí khâu phân phối thực hiện qua nhiều trung gian làm tăng chi phí bán hàng, vì vậy giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cao hơn rất nhiều so với giá bán của các DN đầu mối.
Ngoài ra, chi phí đầu vào nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh; chi phí sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào biến động của giá thế giới và yếu tố tỷ giá; chi phí quảng cáo, tiếp thị lớn...cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao trong vài năm lại đây.
Để thực hiện tốt chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát, quản lý của nhà nước, chống độc quyền, chống chuyển giá, bán phá giá, tăng giá bất hợp lý, định giá sai để lừa dối người tiêu dùng…, cơ quan chức năng của ngành tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát giá đối với những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá ở các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương; đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý giá; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về quản lý giá, tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý cụ thể để thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết bằng VND.
Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật quản lý về giá đã được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện hơn, song quản lý giá trong cơ chế thị trường có thể nói là một trong những nội dung không dễ nên tầm bao quát và hiệu quả thực thi của pháp luật còn chưa cao. Vì vậy, các chuyên gia tài chính cho rằng, dự thảo Luật Giá đang được cơ quan chức năng biên soạn cần thể hiện được tầm cao bao quát và đưa ra được các quy định nhằm điều chỉnh, khắc phục hiệu quả những bất cập hiện hành phù hợp với cơ chế thị trường, hiệu quả thực thi cao. Một trong những nội dung bất cập hệ thống văn bản pháp luật về giá hiện hành chưa cụ thể hóa rõ ràng được dự thảo Luật Giá cần giải quyết là xác định được các chi phí bất hợp lý từ đó xử lý được các vi phạm theo qui định để kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá. Bởi lẽ, do chưa có quy định rõ ràng để xác định được các chi phí bất hợp lý nên cơ quan chức năng chưa thể xác định được yếu tố lợi nhuận dự kiến và lợi nhuận thực hiện của DN thế nào là phù hợp dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm về giá…/.
 

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,278
Bài viết
63,498
Thành viên
86,055
Thành viên mới nhất
tuongtran

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN