Đi xin việc, đừng "khoe" Facebook!

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Đi xin việc, đừng "khoe" Facebook!

Nhiều sinh viên và những người mới ra trường nói rằng họ đang đổi tên mình trên Facebook hoặc thắt chặt các cài đặt truy cập để giấu giếm những bức ảnh và bài viết riêng tư khỏi sự dòm ngó của các nhà tuyển dụng.
Justin Gawel khẳng định rằng trang web Facebook của cậu không chứa nội dung gì quá phản cảm.
“Có rất nhiều bức ảnh chụp cảnh chè chén [nhưng] không có ảnh sex hay bất cứ thứ gì đại loại như vậy – ít nhất là theo cách nghĩ của tôi,” Gawel bông đùa.
Tuy nhiên, chàng sinh viên năm thứ 3 đại học học bang Michigan này gần đây đã thay đổi tên hiển thị trên Facebook của mình thành “Dustin Gawel” để né tránh con mắt săm soi của các nhà tuyển dụng tiềm năng trong khi đi ứng cử vào các vị trí học việc mùa hè.
Mặc dù Gawel đã đổi lại bí danh đọc trệch của mình sau 2 tuần khi nhận ra rằng người dùng trên Facebook còn có thể được tìm thấy thông qua địa chỉ email, trường học và các mạng lưới của mình.
Dọn sạch dấu vết
Cậu sinh viên này không phải là trường hợp duy nhất đang cố gắng xoá vết và dọn sạch hình ảnh trên mạng của mình. Nhiều sinh viên và những người mới ra trường nói rằng họ đang đổi tên mình trên Facebook hoặc thắt chặt các cài đặt truy cập để giấu giếm những bức ảnh và bài viết riêng tư khỏi sự dòm ngó của các nhà tuyển dụng.
Họ có một lý do rất chính đáng để làm như vậy.
Một cuộc điều tra gần đây được thực hiện bởi Microsoft đã tiết lộ rằng có tới 70% các nhà tuyển dụng hay giám đốc nhân sự tại Mỹ đã loại bỏ một ứng cử viên nào đó dựa trên những thông tin mà họ tìm thấy trên mạng.
Đó là những thông tin như thế nào? Những bình phẩm “không đúng mực” của ứng viên; những đoạn phim hay bức ảnh “không phù hợp”; những lời dèm pha, phê phán dành cho sếp, đồng nghiệp, khách hàng... cũ; hay thậm chí là cả những bình phẩm không thích đáng từ bạn bè hoặc họ hàng của ứng viên này.
Sự soi mói này khiến cho Gawel cảm thấy không dễ chịu chút nào.
“Tôi hiểu rằng các nhà tuyển dụng muốn nhìn vào Facebook của một người nào đó để thấy được bức tranh toàn cảnh về ứng viên thay vì chỉ biết đến một cái tên trong hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, những thông tin này không khẳng định rằng ứng viên đó có làm được việc hay không. Người ta không nên xét nét những hoạt động bên ngoài văn phòng làm việc.”
Gawel nói rằng cậu không chắc là các nhà tuyển dụng sẽ không thích những nội dung trên trang Facebook của mình. Tuy nhiên, đối với cậu, sự riêng tư cá nhân quan trọng hơn.
Gawel phát biểu: "Có quá nhiều người chụp ảnh của bạn. Tôi không muốn cứ phải dạo qua tất cả những bức ảnh này và gỡ bỏ tên mình trên đó. Không có thứ gì phạm pháp hay quá phản cảm trong những bức ảnh này... Tuy nhiên rõ ràng là người ta không chụp ảnh khi bạn đang học hay đang làm việc ở trường. Họ chỉ thích chụp khi mọi người đang tiệc tùng và làm những chuyện ngu ngốc.”
Một phần của quy trình sàng lọc
Dù tốt hay xấu, việc sàng lọc ứng cử viên trên mạng có thể là một phần bắt buộc trong qui trình tuyển dụng của thế kỷ 21. Điều tra của Microsoft cho thấy 79% các giám đốc tuyển dụng ở Mỹ đã dùng Internet để đánh giá các ứng cử viên tốt hơn.
Dan Eggers, giám đốc tuyển dụng tại Partners Marketing Group ở Marrietta, Georgia cũng nằm trong số 79% này.
“Chúng tôi xem lại và chắc chắn là sẽ nghiên cứu về những người mà chúng tôi có ý định tuyển dụng. Tôi thường tìm tên họ trên Google, xem xét trên LinkedIn, Facebook và Twitter,” Eggers xác nhận. Ông nói rằng hãng của mình chỉ tìm hiểu về danh tiếng trên mạng của một ứng viên để đảm bảo rằng anh ta hoặc cô ta không gian lận về kinh nghiệm làm việc của mình.
Eggers phát biểu: "Chúng tôi cố gắng không để ý nhiều đến những bài viết từ những người khác. Phản ứng lại với cả những thông tin đó thì cũng quá lắm.”
Tuy nhiên, những bình luận mang tính chất phân biệt chủng tộc hoặc phê phán tình dục đồng giới vẫn có thể dễ dàng đưa hồ sơ xin việc của bạn vào thùng rác, ông nói.
Jack Rayman, giám đốc cấp cao của các dịch vụ việc làm tại trường Đại học Bang Pennsylvania nói:” Mọi người thường không đánh giá đúng về việc bảo mật thông tin cá nhân của họ trên mạng. Họ nghĩ rằng chỉ có bạn bè của họ mới quan tâm đến những thông tin này.”

Cài đặt truy cập thay vì nguỵ trang
Elana Borchers, sinh viên năm cuối trường Đại học Indiana đã hoán đổi họ với tên đệm của mình trong tháng 11 khi cô bắt đầu nộp đơn xin việc. Borchers thậm chí quyết định giữ lại bí danh này sau khi nhận được một công việc toàn thời gian 1 tháng sau đó.
Cô nói:” Không phải cái gì cũng chắc chắn được. Nếu như cấp trên bây giờ nhìn thấy thứ gì đó trong hồ sơ Facebook của tôi mà họ không thích, tôi có thể sẽ bị đuổi việc.”
Điều đó không phải là vì Borchers lo ngại về những nội dung trên trang Facebook của mình. “Chẳng có gì xấu trên đó cả. Tuy nhiên tôi muốn họ biết về mình khi làm việc trực tiếp hơn là trên Facebook,” cô nói.
"Các trường nằm trong Big Ten đều nổi tiếng về những buổi tiệc tùng quá mức. Điều đó cũng hiển hiện ở nơi tôi đang học. Tôi không muốn giữ ấn tượng tiệc tùng này trong tương lai và càng không mong ai đó sẽ nhìn vào việc này mà phán xét tôi.”
Borchers nói rằng cô đã có ý định xoá những bức ảnh tiệc tùng đi, nhưng: ”Đó là những kỉ niệm của tôi và ngay lúc này tôi vẫn muốn lưu giữ chúng.”
Rất nhiều bạn bè của Borchers cũng đang chơi trò đổi tên trên Facebook này để giấu mình khỏi các nhà tuyển dụng tiềm năng hay các các cán bộ tuyển sinh sau đại học. Borchers nói:” Họ đổi tên trên Facebook thành những biệt danh mà bạn bè hay gọi để ai cũng biết đó chính là họ.”
Người phát ngôn của Facebook, Kathleen Loughlin nói rằng bà không thể bình luận về số lượng người dùng đang đổi tên trên Facebook, tuy nhiên các sinh viên nói chuyện với CNN đều khẳng định xu hướng này đang rất phổ biến.
Một sinh viên năm cuối khác của trường Indiana, Jeffrey Lefcort, cũng đổi tên trên Facebook của mình thành Jeffrey David – tên đệm của mình – khi bắt đầu tìm việc, ngay cả khi cậu nghĩ rằng mọi thông tin trên trang của mình đều đúng mực.
“Tôi chỉ không muốn ai đó không phải bạn bè tìm thấy tôi. Hồ sơ trên Facebook của tôi không phải để dành cho các nhà tuyển dụng. Tôi không muốn họ nhìn vào đời sống riêng tư của mình.”
Cũng giống như Gawel, Lefcort cuối cùng đã chọn việc thắt chặt các cài đặt truy cập của mình như người phát ngôn của Facebook khuyến cáo thay vì nguỵ trang bằng cách dùng biệt hiệu.
Khó trốn thoát
Theo George Matlock, giám đốc điều hành tại Matlock Advertising and Public Relationsở Atlanta, Georgia, với vai trò quan trọng của Internet ngày nay, rất ít các nhà tuyển dụng không đánh giá danh tiếng trên mạng của các ứng viên ở một mức độ nào đó trước khi tuyển mộ. Bản thân ông luôn tìm kiếm bằng tên của ứng viên trên Google, tuy nhiên, ông không nhìn vào Facebook.
“Tôi không tìm kiếm trên các trang Facebook,” ông nói. “Tôi cố gắng tránh xa khỏi nó. Đối với tôi, nó quá riêng tư ... và cũng có thể tôi ngại phải nhìn vào những thứ trên đó. “
Emily Mitnick, sinh viên năm cuối trường Đại học bang Michigan đã đổi tên mình trên Facebook, nói cô chẳng có gì phải giấu giếm cả nhưng vẫn không muốn các nhà tuyển dụng tương lai tìm ra mình.
Mitnick dùng LinkedIn để trao đổi với "thế giới chuyên nghiệp." Cô coi Facebook là một nơi mà "tôi có thể vui vẻ suồng xã với bạn bè mình mà không cần phải giữ tác phong nghiêm túc. “Tôi không để cho tất cả mọi người nhìn thấy những bức ảnh có tôi trong đó – đơn giản là vì tôi cẩn thận chứ không phải vì những bức ảnh đó không đúng mực,” cô nói thêm. “Tôi chỉ muốn giữ chúng trong góc riêng tư của mình.”
Rayman, chuyên gia tư vấn việc làm tại Penn State, cũng nói rằng ông khuyên các sinh viên với những bức ảnh và các nội dung có khả năng phản cảm nên đổi tên của họ trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm là không dễ gì có thể trốn thoát khỏi danh tiếng của mình trên mạng.
“Hầu như không thể nào xoá bỏ hết các trang web đươc. Mọi thứ vẫn được lưu đệm ở đâu đó và sẽ vẫn xuất hiện trước mắt mọi người. Nếu như trước đây bạn mang tiếng xấu ở trường này và có thể chuyển đến một trường khác để thoát khỏi tai tiếng thì giờ đây mọi chuyện ngày càng trở nên khó khăn hơn trên Internet khi tất-cả-mọi-người đều biết chuyện của tất-cả-mọi-người.”​

 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,129
Bài viết
63,349
Thành viên
86,047
Thành viên mới nhất
gnn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN