Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Người cha hoàn hảo




(Dân trí) - Để mầm non tương lai phát triển hoàn thiện, vai trò của bạn, người cha trong gia đình, rất quan trọng. Những lời khuyên sau giúp bạn trở thành tấm gương sáng trong ánh mắt trẻ thơ.

Đừng trở thành người cha luôn “tra khảo”

Hãy tiếp cận con bằng cách tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm của con. Cứ tra khảo kiểu “tại sao lại thế?” “không nói đừng có trách” để biết con mình đang nghĩ gì thì tin chắc bạn chẳng đạt được mục đích đâu.

Mặc dù lúc đó trẻ sẽ rất sợ nhưng lại cảm thấy không sẵn sàng chia sẻ, không tin tưởng. Xem ra làm vậy bạn giống một cảnh sát hơn. Vây hãy cố gắng “hạ hoả” trong những tình huống như thế nhé.

Hành động hơn nói suông

Đôi khi hành động của bạn có hiệu quả hơn bất kì sự “giáo huấn” nào. Trẻ hay bắt chước người lớn trong cư xử.

Vì thế nên dạy con qua chính hành động của bạn nếu những bài lý thuyết không có tác dụng gì. Luôn nhớ, cha chính là tấm gương để con nhìn vào.

Ủng hộ bà xã

Nếu trong nhà luôn có hai tiếng nói trái ngược “nếu con làm vậy sẽ bị phạt” và “không sao đó chỉ là lỗi nhỏ thôi mà” thì dần dần trẻ sẽ không biết nghe lời.

Cha mẹ cần thống nhất quan điểm trước khi đưa ra yêu cầu, quyết định gì với trẻ. Trước mặt con, bạn nên là người ủng hộ những quyết định của bà xã. Điều đó sẽ làm trẻ biết nghe lời mẹ thay vì chỉ giận dỗi, mít ướt.

Thể hiện tình yêu

Biểu hiện cảm xúc bằng cử chỉ và lời nói thường không phải là thói quen của người cha dù trong lòng rất yêu thương con.

Nhưng những lời nói, cử chỉ yêu thương của bạn với trẻ nhỏ lại có vai trò động viên khuyến khích trẻ rất nhiều.

“Cha tin rằng nếu cố gắng con sẽ làm được”, “Con đã làm rất tốt” - Từng là một cậu bé đứng trước cha mình, chắc bạn hiểu được sức mạnh cổ vũ của những lời nói đó.

Luôn kiên nhẫn

Kiên nhẫn với con cũng là một khó khăn với cha vì xem ra đây là đặc ân dành cho người mẹ. Nhưng điều này lại vô cùng quan trọng nếu bạn muốn xích lại gần con hơn. Hãy bớt nóng này khi dạy con bạn nhé.

Là người cha đặc biệt

Biết lắng nghe và nhìn xung quanh nhưng bạn không nên rập khuôn người khác trong việc dạy con. Hãy tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra “con đường” của riêng mình trong việc dạy dỗ, chăm sóc và chơi với con cái.

Đừng để kí ức ảnh hưởng đến tình cảm

Một tuổi thơ vất vả, một sự giáo dục quá nghiêm khắc, bị ngược đãi, tất cả những kí ức đó rất dễ ảnh hưởng đến cách cư xử áp đặt của bạn với con mình.

Hơn ai hết, bạn hiểu được cảm giác không được nhận đủ yêu thương trong gia đình là thế nào nên hãy bù đắp nhiều hơn cho con. Đôi khi đó lại là kinh nghiệm tốt để bạn trở thành người cha hoàn hảo.​
 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

10 bước nuôi dạy con thành công




Với trẻ thơ, cuộc sống này có quá nhiều điều mới lạ. Bé cần lắm sự hướng dẫn của cha mẹ khi chập chững những bước đầu tiên trước cuộc đời. Bạn hãy ghi nhớ 10 điều sau để giúp bé phát triển tốt.

1. Khen thưởng

Khen thưởng kịp thời giúp gây dựng lòng tự trọng và tự tin ở trẻ. Quan trọng là nội dung khen thưởng phải rõ ràng theo từng trường hợp, ví dụ “con mang giày nhanh và khéo quá nhỉ”. Khi đó trẻ sẽ hiểu được mình vừa mới hoàn thành tốt công việc gì.

Ngoài lời nói, các hình thức khen thưởng có tổ chức khác như bảng vàng hoặc phiếu bé ngoan cũng rất thích hợp, là động lực dẫn đến những hành vi đúng đắn của trẻ.

2. Nhất quán

Luôn theo đúng những gì ta nói và làm với trẻ. Nếu bạn cứ thay đổi mục tiêu xoành xoạch, và liên tục thiết lập quy định mới, trẻ sẽ chẳng hiểu người lớn muốn gì ở chúng nữa.

3. Tạo dựng thói quen

Thói quen tốt (ngủ đúng giờ giấc, ăn đúng bữa, không ăn vặt nhiều) giúp lịch trình trong ngày ổn định, trẻ sẽ thoải mái và yên tâm hơn. Cũng nhờ đó bạn có đủ thời gian làm mọi việc mà không bị stress, sử dụng được thời gian để thư giãn và chơi đùa với con.

4. Những ranh giới

Sắp đặt ranh giới rõ ràng là cách chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ, để trẻ hiểu cần làm việc gì ở nơi nào, vào lúc nào.

Trẻ cần biết rõ điều gì được phép và không được phép, từ đó các cháu tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Điều này đồng nghĩa với không nên cho con quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở thành thiếu dứt khoát.

5. Kỷ luật

Cần luôn kiểm soát các quy định mình đặt ra một cách kiên định và công bằng. Trẻ cần hiểu ra rằng cư xử thế nào sẽ có kết quả thế ấy: ngoan thì được khen thưởng, hư phải bị phạt. Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử hợp lý theo.

6. Cảnh báo

Khi trẻ hư, hãy cảnh báo, cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại hành động của mình và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi bị phạt.

Còn nên có tín hiệu cảnh báo trước khi bạn ra ngoài, trước giờ ăn, trước khi yêu cầu bé ngừng chơi và đi cất đồ chơi. Cách thông báo trước như vậy giúp trẻ chuẩn bị tinh thần làm sang việc khác.

Yêu cầu trẻ làm việc một cách nhanh gọn không công bằng chút nào và có thể khiến trẻ nổi cơn bướng. Biết trước điều người lớn yêu cầu, trẻ sẽ “hợp tác” tốt hơn.

7. Giải thích

Không thể chỉ nói “không” để từ chối trẻ, bạn nên giải thích tại sao và như thế nào. Đừng lên lớp dài dòng, hãy trả lời trọn vẹn những câu trẻ hỏi, dẫn giải rõ ràng từ những điều bạn đang làm hay đang nhìn thấy, dùng các ví dụ minh hoạ gần gũi với đời sống của trẻ.

8. Kiềm chế

Làm cha mẹ phải biết kiềm chế, bình tĩnh kiểm soát mọi việc, không bao giờ la hét hoặc đối xử độc tài với con. Cũng không nên thúc giục, gây áp lực về thời gian với trẻ.

Đừng làm lớn chuyện với những gì không thay đổi ngay được. Ngay cả khi khen thưởng trẻ cũng cần kiềm chế. Khen trẻ hoài sẽ khiến lời khen vô nghĩa. Cũng khó mà chứng tỏ tình yêu thương đặc biệt của bạn tới con nếu cứ luôn mua cho các cháu quà.

9. Trách nhiệm

Khi lớn lên, trẻ phải chịu trách nhiệm với hành vi, đồ đạc và thân thể của mình. Hãy để con tự ăn, tự đánh răng, tự dọn dẹp đồ chơi và phòng ngủ. Như thế trẻ sẽ thấy tự hào về bản thân và đồ đạc riêng của mình. Nhiệm vụ bạn giao cho con nên vừa sức và dễ hoàn thành.

10. Nghỉ ngơi - Giải trí

Cần nhớ dành thời gian vui chơi với con, hôn hít và âu yếm thật nhiều. Luôn giữ thái độ thư giãn khi tham gia các hoạt động xã hội, trong giờ ăn và giờ tắm của trẻ.

Tiếp cận từng giai đoạn của trẻ (ví dụ như tập ngồi bô) với thái độ cởi mở và dễ chịu. Thỉnh thoảng tự cho mình những giây phút nghỉ ngơi bên vợ/chồng mà không mang theo bé. Thư giãn sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực không ngờ.​
 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

10 câu nên nói với con




Trong quá trình phát triển tâm hồn của bé, những lời nói của mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Duới đây là 10 câu nói đặc biệt mà bạn có thể tham khảo.

1. Mẹ yêu con!

Tất nhiên là bạn yêu con bạn rồi. Nhưng một lời nói dịu dàng trong một khung cảnh thích hợp hẳn sẽ làm con của bạn rất hạnh phúc và chẳng thể nào quên.

2. Con của mẹ ngoan lắm!

Có thể vì lý do chủ quan hoặc nghiêm khắc, bạn hay thấy con mình có nhiều tật xấu, nhưng thay vì "ghi khắc" những tật đó để có dịp la rầy con thì tốt hơn hết hãy nêu những ưu điểm của con để chúng phát huy.

3. Bạn ấy giỏi và con cũng rất giỏi!

Một lời khen thái quá sẽ khiến trẻ dễ tự đề cao mình và là tiền đề để chúng mắc bệnh tự kỷ. Nhưng một lời khen kịp lúc sẽ kích thích sự phát triển và phấn đấu của trẻ.

4. Con tự đứng lên được mà, không sao đâu!

Trẻ con ngã là chuyện thường xuyên. Đừng vội xuýt xoa “Con có sao không? Con đau chỗ nào?"... Hãy bình tĩnh quan sát (nếu con ngã không quá nặng) và động viên con tự đứng lên.

5. Mẹ ghi nhận ý kiến của con, nhưng để mẹ bàn với bố xem sao!

Tự nhiên con bạn đòi một thứ gì đó, một món đồ chơi chẳng hạn. Nếu bạn không thích thì cũng đừng vội dập tắt ngay lòng ham muốn của con. Hãy “hoãn binh” với chúng bằng câu nói trên.

6. Dạ, có mẹ đây!

Bạn đừng cho là ngược đời. Nhất là khi trẻ vừa biết nói, hãy tạo cho trẻ có những ấn tượng về những ngôn từ đầu tiên mà nó sẽ phải nói thường xuyên, như dạ, thưa, vâng... Đầu óc non nớt của trẻ sẽ cảm nhận được ngay rằng: mẹ còn dạ với mình thì tất nhiên phải “dạ” khi mẹ gọi thôi!

7. Cảm ơn con!

Con giúp bạn một điều gì đó, câu đầu tiên bạn nên nói là lời cảm ơn. Điều đó sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình trở nên quan trọng và kích thích chúng “nhiệt tình” làm những việc khác. Lời cảm ơn còn giúp chúng có thói quen cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ.

8. Con có muốn giỏi giống bố không?

Hầu hết các đứa trẻ đều muốn mình giỏi như ba hoặc mẹ. Tất nhiên, điều này buộc các bạn phải thực sự gương mẫu với con cái.

9. Mẹ cũng nghĩ vậy!

Trẻ thường chia sẻ với bạn về một vấn đề nào đấy. Tốt hơn hết hãy chia sẻ, đồng tình với chúng. Nếu thấy con sai thì sau đó nhẹ nhàng uốn nắn, đại loại: “Hồi nhỏ mẹ cũng nghĩ vậy, nhưng lớn nên mẹ lại thấy khác…” hoặc “Con nghĩ đúng đó,nhưng ngoài ra, điều đó còn...”...

10. Mẹ xin lỗi con!

Bạn cũng có thể mắc lỗi lắm chứ. Chẳng hạn quên làm việc gì cho con, hoặc làm sai. Đừng ngại nói lời xin lỗi và phải sớm tìm cách khắc phục. Điều đó khiến cho trẻ có thói quen xin lỗi khi có lỗi.



Theo Phụ nữ TP.HCM


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

10 điều con cái mong chờ ở cha mẹ




Các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào hành vi của con cái mà quên chú ý đến hành vi, cư xử của chính mình. Tại sao các ông bố bà mẹ không nhìn lại bản thân từ những mong chờ của con trẻ?
Trong một cuộc khảo sát tiến hành ở 100.000 đứa trẻ, với câu hỏi con cái cần gì nhất ở cha mẹ, 10 câu trả lời dưới đây rất đáng cho các đấng sinh thành suy ngẫm:

1. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng

Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố mẹ. Cách bạn giải quyết những mâu thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi cư xử của trẻ. Hãy kiềm chế và xử lý bất đồng trong ôn hòa, nhã nhặn.

2. Muốn được cha mẹ đối xử công bằng như mọi thành viên khác


Đối xử công bằng với con cái không phải là cào bằng mọi thứ. Mỗi đứa con là một cá thể độc lập, nhưng tất cả đều cần tình yêu thương và sự cảm thông như nhau.

3. Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật

Khi bạn bảo người tiếp thị qua điện thoại rằng bạn không có ở nhà nhưng thực tế bạn đang ngồi cạnh các con trong nhà, bạn đã gieo vào đầu con ý nghĩ không tốt về sự nói dối của người lớn.

4. Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng

Khi bạn có lòng khoan dung với mọi người, trẻ sẽ học được điều đó trong cư xử với những người xung quanh.

5. Niềm nở với các bạn của con

Khi con đưa bạn về nhà chơi, bạn sẽ dễ dàng nhận biết con mình kết thân với những ai và giúp con định hướng tình bạn. Hãy rộng mở cánh cửa đón chào bạn của các con.

6. Cha mẹ xây dựng tinh thần tập thể cho con cái

Mọi thành viên trong gia đình sẽ có trách nhiệm với nhau hơn, gắn bó hơn. Ý thức tập thể sẽ giúp con bạn phát triển tốt hơn trong môi trường học đường.

7. Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con

Có bao giờ bạn cảm thấy có lỗi khi bảo “bây giờ cha/ mẹ bận lắm. Chúng ta hãy nói về việc này sau nhé”. Và vấn đề ấy bị lãng quên, không được đề cập đến dù thời gian “sau này” đã qua không biết bao lần. Hãy dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của con cái. Nếu bạn không có câu trả lời thì nên ghi nhận lại và giúp con tìm lời giải đáp sau.

8. Tránh kỷ luật con trước mặt người ngoài

Cha mẹ có thể phạt trẻ khi cần thiết nhưng không nên thực hiện trước mặt người lạ, đặc biệt là trước bạn bè của con. Chúng cũng cần được tôn trọng và đối xử như người lớn.

9. Cha mẹ nên tập trung vào ưu điểm hơn là khuyết, nhược điểm của con

Hãy ghi nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt của con và lựa lúc thích hợp chỉ ra cho chúng thấy để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu.

10. Cha mẹ nên nhất quán và kiên định

Đôi khi sự linh động và mềm dẻo của bạn không làm hỏng trẻ; nhưng cần làm cho con cái hiểu tình yêu mà bạn dành cho chúng là không thay đổi và những nguyên tắc, những giới hạn bạn đặt ra cho trẻ là nhất quán.



Theo Triệu Tú Vân / Người Lao Động


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Con gái và bố




Các cô bé thường có xu hướng thân với bố hơn mẹ nhưng theo năm tháng, những e ngại về giới tính đã khiến khoảng cách giữa 2 bố con ngày càng mở rộng. Con gái không còn bé bỏng nữa. Mới cách đây không lâu còn thoải mái sà vào lòng bố nũng nịu mà giờ đây, đã lảng tránh mọi sự vỗ về thân mật. Đó chính là do bản năng e ngại giới tính.Giúp bố và con gái vượt qua những trở ngại này là trách nhiệm của người mẹ.

Đáng lo là điều này sẽ tạo ra sự mất cân bằng tâm lý cho cả hai. Người bố đột nhiên cảm thấy mất mát khi không còn được thể hiện tình yêu thương với con bằng những cách thức mình đã quen làm trong hơn 10 năm qua. Ngược lại, điều đó cũng được con gái cảm nhận trong sự thất vọng lớn vì dường như “Bố không còn thương con như trước!”.

Tệ hơn nữa, có những điều hồi trước con gái mè nheo và được bố nhượng bộ thì nay không còn như vậy. Con gái không hiểu rằng đó là vì bố cần dạy dỗ cho con trở thành một thiếu nữ trưởng thành, hiểu biết mà lại diễn dịch theo hướng tiêu cực.

Giúp bố và con gái vượt qua những mâu thuẫn, trở ngại này là trách nhiệm của người mẹ. Dù con cái trở nên xa cách với cha mẹ khi bước vào tuổi mới lớn thì người mẹ vẫn tiếp cận với con gái dễ dàng hơn và sử dụng cách nói tương đồng về giới tính để giúp con hiểu bố.

Khi nào con gái tâm sự với mẹ rằng: “Con cảm thấy mẹ dễ gần hơn bố vì dường như bây giờ bố khó với con hơn trước” thì đó là cơ hội tốt để người mẹ phân tích cho con gái hiểu những điều sau:

Bố khác với mẹ

Hiển nhiên là vậy, nhưng có khi cả mẹ lẫn con gái lại quên mất điều đó. Bố ứng xử khác với mẹ và con gái. Công việc của bố có thể cần đến thế lực nhiều hơn (hoặc trí tuệ hơn). Cách các ông bố đặt vấn đề cũng như cách lý giải cuộc sống càng khác với mẹ và con gái. Người mẹ có thể đặt một câu hỏi đơn giản “Con có muốn cha mẹ của mình lại giống nhau y hệt không?” để giúp con gái hiểu điều này và hiểu rằng chính những sự khác biệt đó khiến bố là người đặc biệt trong gia đình.

Hầu hết đàn ông không có khả năng xử lý nhiều việc cùng một lúc như đa số phụ nữ có thể làm. Hãy dặn dò con gái rằng, điều đó có nghĩa là khi mẹ vắng nhà thì bố sẽ phải “chiến đấu vất vả” mới có thể làm xong tất cả những công việc hằng ngày như lo ăn sáng, ăn trưa, đưa đón con đi học, mua sắm, coi sóc con cái làm bài tập... bên cạnh công việc cá nhân và công việc mưu sinh ngoài xã hội của bố. Nhà cửa có thể lộn xộn hơnn và bố sẽ rất dễ nổi nóng. Đừng trêu chọc bố, đừng quấy rầy mè nheo thêm! Hãy thông cảm và giúp đỡ bố việc gì mà con thấy có thể làm được.

Bố là người thế nào?

Lúc các cô con gái tuổi mới lớn cảm thấy ấm ức và có suy nghĩ tiêu cực về bố do bố không đáp ứng những điều con gái muốn được bố làm cho, để con chờ dài cổ một chầu kem chỉ có hai bố con như đã hứa chẳng hạn. Người mẹ hãy cho con biết rằng hầu hết các ông bố đều chịu áp lực rất lớn trong công việc, có rất nhiều điều phải tính toán trong đầu nhưng cũng hiểu rất rõ trách nhiệm đối với gia đình.

Tuy nhiên, càng nhiều trách nhiệm như vậy thì bố càng dễ bị stress. Có thể bố không rảnh để làm những điều mà con gái muốn. Những lúc ông bố làm cho con gái thất vọng, người mẹ hãy khuyên con gái đừng cằn nhằn trách móc, cũng đừng giữ trong lòng nỗi hờn giận.

Hãy bảo con rằng một cuộc nói chuyện có định thời gian, có chủ đề, bằng lời nói đơn giản dễ hiểu và hẹn trước sẽ giúp con có được sự tập trung hoàn toàn của bố và dễ đạt kết quả hơn. Đừng quên nhắc con gái nói với bố rằng con đã nhớ bố như thế nào khi bố không có mặt và rằng bố là thành viên quan trọng trong gia đình đối với nó.

Chia sẻ với bố những mối quan tâm chung

Cách để gần gũi tự nhiên nhất với bố là tham dự vào những thú vui bố thích mà con gái có thể chơi như đánh golf, tennis, xem đá bóng, đi nghe hòa nhạc... Người mẹ hãy nói với con gái rằng cho dù có thể con không thực sự cảm thấy thích những trò chơi đó thì cũng đáng để đầu tư thời gian vì nó cho hai cha con cơ hội làm việc chung, chia sẻ niềm vui, mối quan tâm chung; và quan hệ giữa bố và con gái sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

Hãy nói với con rằng không ai biết trước mình có thể sống được bao lâu và khoảng thời gian gia đình hạnh phúc bên nhau sẽ kéo dài bao lâu; bởi thế, thật đáng tiếc khi chúng ta lãng phí thời gian. Con gái sẽ rất biết ơn mẹ đã khuyến khích mình dành thời gian chia sẻ với bố. Đến một ngày, con sẽ tự hiểu rằng đấy là khoảng thời gian con làm bố cảm thấy hạnh phúc nhất, cũng là khoảng thời gian con hạnh phúc nhất.

Thế kỷ 21 của con gái bạn là một thế kỷ nhân loại chứng kiến nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vượt bậc hơn thời cha mẹ nó. Dù vậy, "đàn ông sao Hỏa đàn bà sao Kim" vẫn là chuyện có thực, hai giới sẽ còn chưa hiểu hết nhau.

Hãy nói với con gái rằng chìa khóa để con hiểu về quan hệ với người khác phái chính là mối quan hệ với bố. Nên gần gũi với bố sẽ mở toang một thế giới kinh nghiệm mà con gái không thể tìm thấy ở mối quan hệ nào khác. Nói với con rằng hãy kính trọng, yêu thương bố, kiên nhẫn với bố khi bố ngày một già đi và tận hưởng niềm vui có bố trong đời.



Theo Doanh nhân Sài Gòn


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Con gái và bố




Các cô bé thường có xu hướng thân với bố hơn mẹ nhưng theo năm tháng, những e ngại về giới tính đã khiến khoảng cách giữa 2 bố con ngày càng mở rộng. Con gái không còn bé bỏng nữa. Mới cách đây không lâu còn thoải mái sà vào lòng bố nũng nịu mà giờ đây, đã lảng tránh mọi sự vỗ về thân mật. Đó chính là do bản năng e ngại giới tính.Giúp bố và con gái vượt qua những trở ngại này là trách nhiệm của người mẹ.

Đáng lo là điều này sẽ tạo ra sự mất cân bằng tâm lý cho cả hai. Người bố đột nhiên cảm thấy mất mát khi không còn được thể hiện tình yêu thương với con bằng những cách thức mình đã quen làm trong hơn 10 năm qua. Ngược lại, điều đó cũng được con gái cảm nhận trong sự thất vọng lớn vì dường như “Bố không còn thương con như trước!”.

Tệ hơn nữa, có những điều hồi trước con gái mè nheo và được bố nhượng bộ thì nay không còn như vậy. Con gái không hiểu rằng đó là vì bố cần dạy dỗ cho con trở thành một thiếu nữ trưởng thành, hiểu biết mà lại diễn dịch theo hướng tiêu cực.

Giúp bố và con gái vượt qua những mâu thuẫn, trở ngại này là trách nhiệm của người mẹ. Dù con cái trở nên xa cách với cha mẹ khi bước vào tuổi mới lớn thì người mẹ vẫn tiếp cận với con gái dễ dàng hơn và sử dụng cách nói tương đồng về giới tính để giúp con hiểu bố.

Khi nào con gái tâm sự với mẹ rằng: “Con cảm thấy mẹ dễ gần hơn bố vì dường như bây giờ bố khó với con hơn trước” thì đó là cơ hội tốt để người mẹ phân tích cho con gái hiểu những điều sau:

Bố khác với mẹ

Hiển nhiên là vậy, nhưng có khi cả mẹ lẫn con gái lại quên mất điều đó. Bố ứng xử khác với mẹ và con gái. Công việc của bố có thể cần đến thế lực nhiều hơn (hoặc trí tuệ hơn). Cách các ông bố đặt vấn đề cũng như cách lý giải cuộc sống càng khác với mẹ và con gái. Người mẹ có thể đặt một câu hỏi đơn giản “Con có muốn cha mẹ của mình lại giống nhau y hệt không?” để giúp con gái hiểu điều này và hiểu rằng chính những sự khác biệt đó khiến bố là người đặc biệt trong gia đình.

Hầu hết đàn ông không có khả năng xử lý nhiều việc cùng một lúc như đa số phụ nữ có thể làm. Hãy dặn dò con gái rằng, điều đó có nghĩa là khi mẹ vắng nhà thì bố sẽ phải “chiến đấu vất vả” mới có thể làm xong tất cả những công việc hằng ngày như lo ăn sáng, ăn trưa, đưa đón con đi học, mua sắm, coi sóc con cái làm bài tập... bên cạnh công việc cá nhân và công việc mưu sinh ngoài xã hội của bố. Nhà cửa có thể lộn xộn hơnn và bố sẽ rất dễ nổi nóng. Đừng trêu chọc bố, đừng quấy rầy mè nheo thêm! Hãy thông cảm và giúp đỡ bố việc gì mà con thấy có thể làm được.

Bố là người thế nào?

Lúc các cô con gái tuổi mới lớn cảm thấy ấm ức và có suy nghĩ tiêu cực về bố do bố không đáp ứng những điều con gái muốn được bố làm cho, để con chờ dài cổ một chầu kem chỉ có hai bố con như đã hứa chẳng hạn. Người mẹ hãy cho con biết rằng hầu hết các ông bố đều chịu áp lực rất lớn trong công việc, có rất nhiều điều phải tính toán trong đầu nhưng cũng hiểu rất rõ trách nhiệm đối với gia đình.

Tuy nhiên, càng nhiều trách nhiệm như vậy thì bố càng dễ bị stress. Có thể bố không rảnh để làm những điều mà con gái muốn. Những lúc ông bố làm cho con gái thất vọng, người mẹ hãy khuyên con gái đừng cằn nhằn trách móc, cũng đừng giữ trong lòng nỗi hờn giận.

Hãy bảo con rằng một cuộc nói chuyện có định thời gian, có chủ đề, bằng lời nói đơn giản dễ hiểu và hẹn trước sẽ giúp con có được sự tập trung hoàn toàn của bố và dễ đạt kết quả hơn. Đừng quên nhắc con gái nói với bố rằng con đã nhớ bố như thế nào khi bố không có mặt và rằng bố là thành viên quan trọng trong gia đình đối với nó.

Chia sẻ với bố những mối quan tâm chung

Cách để gần gũi tự nhiên nhất với bố là tham dự vào những thú vui bố thích mà con gái có thể chơi như đánh golf, tennis, xem đá bóng, đi nghe hòa nhạc... Người mẹ hãy nói với con gái rằng cho dù có thể con không thực sự cảm thấy thích những trò chơi đó thì cũng đáng để đầu tư thời gian vì nó cho hai cha con cơ hội làm việc chung, chia sẻ niềm vui, mối quan tâm chung; và quan hệ giữa bố và con gái sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

Hãy nói với con rằng không ai biết trước mình có thể sống được bao lâu và khoảng thời gian gia đình hạnh phúc bên nhau sẽ kéo dài bao lâu; bởi thế, thật đáng tiếc khi chúng ta lãng phí thời gian. Con gái sẽ rất biết ơn mẹ đã khuyến khích mình dành thời gian chia sẻ với bố. Đến một ngày, con sẽ tự hiểu rằng đấy là khoảng thời gian con làm bố cảm thấy hạnh phúc nhất, cũng là khoảng thời gian con hạnh phúc nhất.

Thế kỷ 21 của con gái bạn là một thế kỷ nhân loại chứng kiến nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vượt bậc hơn thời cha mẹ nó. Dù vậy, "đàn ông sao Hỏa đàn bà sao Kim" vẫn là chuyện có thực, hai giới sẽ còn chưa hiểu hết nhau.

Hãy nói với con gái rằng chìa khóa để con hiểu về quan hệ với người khác phái chính là mối quan hệ với bố. Nên gần gũi với bố sẽ mở toang một thế giới kinh nghiệm mà con gái không thể tìm thấy ở mối quan hệ nào khác. Nói với con rằng hãy kính trọng, yêu thương bố, kiên nhẫn với bố khi bố ngày một già đi và tận hưởng niềm vui có bố trong đời.



Theo Doanh nhân Sài Gòn


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Mẹ sinh thêm em bé




(Dân trí) - Từ ngày nhà có thêm em bé, My bỗng thấy mình như “người thừa”. Mọi sự quan tâm, chú ý bố mẹ đều dành cho “nhân vật” mới. My trở nên ương bướng và quấy rối không giống cô bé ngoan ngoãn ngày xưa tẹo nào. Bố quát “My hư”, mẹ cằn nhằn: “Càng lớn càng khó bảo”.

Không riêng gì My mà nhiều đứa trẻ khác cũng rơi vào trường hợp tương tự khi mẹ sinh thêm em bé. Trước, bố mẹ chỉ quan tâm, săn sóc mình nó, giờ thì...Mẹ cả ngày bên em bé, âu yếm xuýt xoa; bố đi làm về là chạy ngay lại bế bé cưng nựng. My thấy mình như bị bỏ rơi, bị cô lập và nó trở nên quậy phá.

Nhiều đứa trẻ như My trở nên lầm lì, ít nói hoặc tìm mọi cách gây sự chú ý của người lớn. Có đứa trẻ nghịch phá đồ đạc, bôi bẩn nhà cửa làm bố mẹ phát cáu: “Sao con hư thế hả?” Càng mắng mỏ, đứa trẻ càng thấy mình bị hắt hủi, càng tỏ thái độ ghét em bé. Thậm chí có những đứa ban đầu chỉ là giả vờ nổi loạn để gây sự chú ý, sau thì trở thành những đứa trẻ ngỗ ngược, nổi loạn thật.

Nhiều ông bố bà mẹ không hiểu nổi tại sao đứa trẻ lại thế, và không ít người đã có cách cư xử sai lầm. Thực ra để xử lý tình huống này chỉ cần các vị phụ huynh nhạy cảm hơn một chút, để hiểu rằng:

- Khi có thêm em bé, mọi người trong gia đình đều dồn tình yêu và sự quan tâm cho thành viên mới. Đứa trẻ cần được chăm sóc cẩn thận nhưng cũng không vì thế mà sao nhãng chăm sóc, chơi đùa với ông anh hoặc bà chị của bé.

- Lứa tuổi mầm non rất dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Chỉ cần câu nói hay hành động vô ý của bậc phụ huynh cũng có thể đẩy đứa trẻ đến phản ứng dại dột. Nên nhẹ nhàng, vui đùa và quan tâm đến con cái.

- Khi người mẹ chăm sóc em bé mới sinh có thể đưa đứa trẻ “nhập cuộc” như “My xem em bé yêu chưa? Y như con ngày bé ấy”. Hay “Chị My lấy giúp cái khăn để mẹ lau cho em”. Ba mẹ con chơi đùa với nhau, đứa trẻ sẽ thấy vui hơn, yêu em bé hơn.

- Không nên chê đứa trẻ và khen em bé trước mặt những người khách đến chơi, dù chỉ là câu nói trêu đùa vui vẻ.

- Nên công bằng, không phân biệt anh lớn, em bé vì đứa con nào cũng thế, cần được yêu thương như nhau.



Thu Nguyên


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Đọc truyện cho con




Cha mẹ là cầu nối đưa con đến với thế giới tri thức trong những trang sách.
Thời gian đọc truyện là khoảng thời gian thích hợp nhất để các bậc cha mẹ dạy dỗ con, uốn nắn tâm hồn trẻ thơ, đồng thời tạo mối quan hệ gắn kết đặc biệt giữa cha mẹ và con cái.

Vì sao phải đọc truyện?

Tất cả trẻ em, không có ngoại lệ, đều muốn được nghe đọc truyện, đọc đi và đọc lại và trao đổi với người lớn về nội dung truyện. Cha mẹ đừng dành thú vui đó cho cô giáo. Việc cha mẹ đọc truyện cho con cái trong khuôn khổ hai người chính là một thú vui đặc biệt.

Những cuốn sách đầu tiên là một phương tiện để cho trẻ chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết. Cuốn sách từ ngữ rất phong phú, cấu trúc phức tạp nhưng người lớn có quyền đọc theo ý mình muốn, thậm chí còn "bịa" thêm nhiều câu khác nếu thấy rằng những câu trong sách là khó hiểu đối với trẻ. Nhưng hãy coi chừng vì nếu cha mẹ đọc đi đọc lại sách nhiều lần thì trẻ sẽ phát hiện những chỗ bịa ra và thường bắt buộc cha mẹ phải đọc đúng theo sách.

Một nhiệm vụ khác của người lớn là phải làm cho sách dễ hiểu bằng cách đọc như đọc thơ, có giọng trầm bổng. Người đọc sách tốt là phải biết làm rung động tâm hồn của trẻ, làm trẻ buồn, trẻ khóc hoặc kinh ngạc tuỳ theo câu chuyện và theo cách đọc.

Chọn truyện gì?

Truyện ngày nay không thiếu và có nhiều truyện rất hay. Người lớn nhiều khi thật khó chọn. Cách tốt nhất là chọn theo yêu cầu của con cái.

Thích hợp nhất là chọn truyện cổ tích và truyện thần tiên. Truyện thần tiên chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sách thiếu nhi và rất bổ ích. Những truyện thần tiên do bất kỳ tác giả nào kể lại đều đề cập những xung đột nội tâm mà trẻ biết rất rõ và giúp trẻ hiểu biết.

Truyện thần tiên không ngại nói đến bệnh tật, đau khổ, già nua, chết chóc, ghen tuông, thù hận và tính ác… Nhưng tất cả truyện thần tiên đều kết thúc tốt đẹp. Do đó trẻ sẽ hiểu rằng trên đường đời chúng sẽ còn gặp nhiều nguy hiểm, nhiều thử thách, nhưng cuối cùng sẽ vượt qua. Trong truyện bao giờ công lý cũng chiến thắng.

Những hình ảnh và minh hoạ trong sách có tầm quan trọng đặc biệt, nó không đơn giản là để minh hoạ cho câu chuyện, mà chủ yếu là để bắt mắt vì trẻ chưa biết đọc. Nhiều khi, văn bản chỉ gồm có vài dòng mà hình ảnh lại là phần chính của sách vì vậy hình ảnh và minh hoạ bản thân chúng phải có giá trị thông tin. Hình ảnh phải đẹp, dễ gây cảm tình, những hình ảnh đó cho phép trẻ em được “đọc” theo kiểu của mình.



Theo Sài Gòn Tiếp Thị


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Khi con không vâng lời




Không có gì tức giận cho bằng khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa con cứ ngang bướng muốn làm ngược lại lời dạy dỗ của cha mẹ. Khi gặp phải tình huống này bạn cần bình tĩnh thực hiện những phương thức khéo léo để uốn nắn trẻ.

Tuyệt đối không dùng bạo lực

Bố nghiêm giọng nói với con trai: “Con tan học là về nhà ngay chứ không được tụ tập đá bóng nữa”. Đứa con vừa tròn chín tuổi không trả lời, nó chỉ cúi đầu nhìn xuống đất ra ý không bằng lòng. Có thể vì nó cảm thấy nuối tiếc vì lỡ mất trận bóng chiều nay trong khi mấy đứa bạn cùng lớp vẫn có mặt đông đủ, hoặc nó hơi buồn về câu nói xẵng giọng của bố nó.

Không chịu được vẻ mặt của con, ông bố nổi giận quát lên rồi tát ngay vào mặt nó.

Sau lần đó, thằng bé đã ít nói lại càng lầm lì hơn. Mỗi khi đi học về đến nhà, nó chẳng thèm chào ai, cứ cắm cúi đi thẳng vào phòng và đóng sập cửa lại.

Người lớn thường có nhiều biện pháp buộc trẻ phải nhượng bộ ý muốn của mình như dùng đòn roi, bỏ đói, giam cầm... Nhưng cuối cùng, người thất bại lại chính là cha mẹ chứ không phải con cái, bởi đó chỉ là sự đàn áp chứ không phải giáo dục. Chính những hành vi bạo lực kể trên đã hủy hoại sự phát triển cá tính của đứa trẻ.

Thái độ bình tĩnh và nét mặt vui vẻ

Bà mẹ cố gắng giải thích với cô con gái sáu tuổi khi nó cứ mải ngồi ì ra đó với tô cơm chưa vơi hết một nửa: “Con ăn nhanh để mẹ còn dọn dẹp và nghỉ ngơi. Mẹ còn rất nhiều việc phải làm chứ không thể chờ con mãi như thế này đâu”.

Chính việc đơn giản hóa của người mẹ đã giúp đứa con biết suy nghĩ về sự cực nhọc của mẹ nó, để từ đó cảm thấy thương mẹ hơn và không muốn làm trái lời mẹ.

Đôi khi cần tỏ ra thản nhiên trước thái độ của trẻ

Một đứa trẻ vào độ tuổi lớp mầm non, lần đầu tiên phải xa cha mẹ vì họ bận đi công tác trong hai ngày. Nó được gửi đến nhà dì ruột. Vào ban đêm, nó la khóc và một mực đòi về nhà với mẹ mà không chịu đi ngủ, bất chấp người lớn dỗ dành.

Hết cách, họ bèn ra hiệu với nhau đừng chú ý đến nó và cứ lẳng lặng tắt đèn lên giường ngủ như thường lệ chỉ chừa mỗi cây đèn ngủ nho nhỏ trong góc phòng. Thế là chỉ không đầy năm phút sau đứa trẻ nín khóc rồi tự nhiên nó nhẹ nhàng mon men leo lên giường đòi ngủ cạnh dì của nó xem như chưa có điều gì xảy ra.

Có những lúc đứa trẻ tỏ ra quá bướng bỉnh, nhưng nếu người lớn biết thản nhiên tự chủ thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thay vì cứ phải giận dữ, bực dọc chỉ làm cho sự việc trở nên phức tạp mà thôi.


Theo Phụ Nữ


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Ở nhà một mình




Bạn không muốn trẻ sợ hãi khi chúng phải ở lại nhà khi cha mẹ đi vắng. Hãy thử tập cho con cách ứng phó với tình huống trên ngay từ bây giờ bằng những gợi ý nhỏ sau.

1. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để trẻ biết tự xoay xở khi không có bạn bên cạnh.

Nên viết hướng dẫn ra giấy rồi dán đâu đó để trẻ thường xuyên nhìn thấy và ghi nhớ dễ dàng.

2. Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại, ghi lại lời nhắn khi có ai gọi đến. Đặt ra những tình huống giả định khẩn cấp để trẻ luyện tập cách nói chuyện qua điện thoại khi cần được giúp đỡ.

3. Lưu ý trẻ cẩn thận khi tiếp xúc với người lạ, ngay cả bạn bè cũng không nên mời vào nhà mà đợi cha mẹ trở về.

4. Nếu trẻ có anh, chị em, nên dặn dò trẻ không cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than phiền khi không cần thiết. Bạn cũng nên để ý lắng nghe nếu trẻ muốn chia sẻ những lo lắng hay phiền muộn.

5. Hãy nhớ rằng dù trẻ có khôn ngoan hay cư xử chững chạc thì cũng có khi mắc sai lầm. Hãy động viên trẻ thật nhiều và xem những sai sót như cách học hỏi thêm kinh nghiệm.

6. Cho con thấy bạn tin, sẵn sàng thưởng "hậu hĩnh" nếu con không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình.


Thanh niên


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Dạy con nghe điện thoại




Giao tiếp qua điện thoại ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Hãy dạy con cách gọi cũng như nhận điện, chẳng mất nhiều thời gian và công sức lắm đâu mà lại rất có ích cho bạn và cho trẻ.

- Khi nhận điện thoại, con cần nói “alô” nhẹ nhàng và lịch sự.

- Không được thét to gọi bố hoặc mẹ (tiếng thét gọi to của con có thể làm cho người bên đầu dây chói tai, giật mình).

- Nếu không có người lớn ở nhà, con hãy nói: “Dạ, bố mẹ con không có nhà. Cô tên gì ạ? Cô có muốn nhắn gì không? Cô cho con xin số điện thoại, con sẽ nhắn bố mẹ gọi lại.” (Bạn nên để sẵn giấy bút ở gần điện thoại).

- Con không nên nói chuyện nhiều với người lạ.

- Khi gọi điện thoại cho bố mẹ ở cơ quan, con cần lễ phép xưng tên trước rồi xin được nói chuyện với bố mẹ.



Theo Young Parents/Web trẻ thơ


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Bé chưa ngoan




Theo ý kiến chuyên gia, trẻ vướng vào thói xấu là do tâm lý, do giáo dục và do chính yếu tố sức khỏe. Muốn giáo dục trẻ, cần kết hợp phương pháp “kỷ luật sắt” và rộng lượng khoan hồng.

Về tâm lý

Đặc điểm chung của trẻ là hồn nhiên, ham chơi. Nhưng cũng có em sống trầm lặng, kín đáo khiến cha mẹ khó đoán được tâm lý. Nhất là khi các em thể hiện tật xấu như không nghe lời, chỉ làm điều mình muốn, hay tự ái.

Về cơ thể

Trẻ yếu dễ nổi cáu khi không thể thực hiện được điều mình muốn. Trẻ khoẻ mạnh nhưng dễ bị kích động thì hay thể hiện cái tôi, thích trêu trọc và tranh giành đồ chơi với bạn. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn.

Về giáo dục

Trẻ bị ảnh hưởng môi trường xung quanh và cách giáo dục chưa tốt thường bắt chước thói hư tật xấu của người lớn (chửi bậy, nói dối, ăn cắp vặt).

Uốn nắn

Theo các nhà sư phạm, trẻ mắc thói xấu do cả 3 nguyên nhân trên đều có thể uốn nắn được bằng phương pháp cứng rắn kết hợp rộng lượng khoan hồng.

Đa số trẻ thích nghe nói ngọt. Do đó trước tiên cha mẹ hãy dùng lời lẽ nhẹ nhàng để giảng giải cho con.

Trẻ còn thơ dại chưa hiểu biết sâu xa nên dễ mắc sai lầm. Tốt nhất các bậc phu huynh nên dung hoà hai phương pháp trên trong giáo dục con trẻ và áp dụng không quá giới hạn của nó.



Theo Gia đình


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Dạy trẻ nhỏ tính trung thực



Vì sợ hãi, em bé 2 tuổi có thể không chịu thừa nhận đã bẻ chân một chú lính chì dù bạn bắt gặp bé làm điều đó. Với lứa tuổi này, việc giúp bé biết mình đã làm sai quan trọng hơn là buộc nó thú nhận.

Với trẻ 2 tuổi, ranh giới giữa nói thật và nói dối không rõ ràng. Trước 3 hoặc 4 tuổi, con bạn chưa có khả năng hiểu được khái niệm nói thật, do đó bé vẫn chưa hiểu nói dối là gì.

Khi bé không chịu thừa nhận rằng mình đã bẻ chân của chú một chú lính chì, mặc dù bạn bắt gặp bé làm điều đó, thì một phần là do sợ hãi. Bé nghĩ rằng bạn sẽ giận, và ước gì mình đã không làm như vậy. Lúc này, giúp bé nhận ra lỗi lầm khi đập vỡ đồ chơi quan trọng hơn việc bắt bé thú nhận.

Bạn có thể làm được gì?

Tránh hỏi các câu hỏi khi bạn biết chính xác câu trả lời, chẳng hạn hỏi "Con làm vỡ lọ hoa phải không?" khi cả bé và bạn đều biết sự thật đúng là như thế. Ngay cả với các bé ở tuổi tập đi, bạn không nên tạo ra một tình huống để cuối cùng khuyến khích bé nói dối.

Khi nhìn thấy một nét vẽ nguệch ngoạc trên tường, hầu như chúng ta đều có xu hướng quay sang bé và giận dữ hỏi: “Con đã vẽ lên tường có phải không?” Có thể con bạn sẽ trả lời “Không” mặc dù bé vẫn nắm chặt sáp màu trong tay, bởi vì bé sợ bạn nổi giận khi bé nói “Vâng”.

Thay vì hạch tội, bạn hãy thử nói "Mẹ rất tiếc vì tường bị bẩn như vậy. Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng rửa nó nhé". Sau đó, bạn lấy một xô nước, một miếng bọt biển và bắt đầu cọ rửa, hướng dẫn bé giúp mình. Khi đó, bé sẽ có cảm giác mình sở hữu bức tường và nghĩ: Đây là bức tường của chung và chúng ta muốn giữ cho nó sạch sẽ. Việc bạn không giận dữ sẽ khiến bé nói thật và bé sẽ hiểu về tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, bạn đừng ngạc nhiên nếu ngày hôm sau bé lại vẽ lên tường. Nếu việc đó xảy ra, bạn lại để cho bé lau sạch (không giống với cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị).

Đừng quên khen ngợi bé. Bạn hãy khen nếu con bạn thú nhận khi bé đã làm sai một điều gì đó: “Mẹ cảm ơn vì con đã nói thật với mẹ! Mẹ biết điều đó rất khó khăn đối với con”. Sau đó, cần giải quyết theo tùy tình huống. Nếu bạn tức giận và trừng phạt bé thì lần sau, chẳng có lý do gì bé phải nói thật với bạn.

Nêu gương: Cách tốt nhất để dạy bé trung thực là hãy thực hiện những lời hứa của bạn. Nếu bạn nói với con: “Chúng ta sẽ đi công viên sau bữa ăn trưa” thì sau đó phải dẫn bé đi. Tránh hứa những lời hứa mà bạn sẽ khó thực hiện được.

Để bé mơ mộng: Khi đứa con lớn học múa ba lê thì đứa con 2 tuổi của bạn hùng hồn tuyên bố: “Con cũng học múa ba lê ở trường con.” Thực ra bé chỉ cố gắng bắt chước anh (chị) của mình. Do đó, thay vì giải thích tầm quan trọng của việc nói thật, bạn chỉ trả lời đơn giản: “Thật vậy sao?” và để cho bé nói thêm về điều này. Nếu con lớn của bạn ngăn cản điều đó, hãy nhắc rằng nó cũng thích mơ mộng khi bằng tuổi em bây giờ.

(Theo Lamchame)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Bạn có quá nuông chiều con?




Dù con có biểu hiện không ngoan nhưng ít bà mẹ nghĩ rằng mình đang quá nuông chiều bé. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ cho biết bạn có đủ nghiêm khắc với con không.

Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Trong một ngày điển hình, bạn cảm thấy mệt mỏi và phải nhường nhịn bé hay bạn yêu cầu bé phải tuân theo một số giới hạn?

2. Bạn có để cho bé xen vào câu chuyện của người lớn hay không?

3. Bạn có mua đồ chơi để bé không rên rỉ hoặc để cho bé vui không, mặc dù nhà bạn đã có rất nhiều đồ chơi?

4. Có phải bạn không muốn đưa bé đến siêu thị vì bé sẽ làm bạn bối rối ở đó?

Nếu trả lời “Có” cho hai câu hỏi trở nên thì chắc chắn là bạn đang nuông chiều bé.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, tất cả các bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) đều hay ngắt lời, khóc nhai nhải và cáu kỉnh. Đó là cách để bé khẳng định tính độc lập. Cách bố mẹ bé phản ứng với những hành động đó mới là điều quan trọng. Con bạn không hư khi nó rên rỉ nhưng rõ ràng là không ngoan khi dùng cách này để đòi hỏi. Nếu rên rỉ, cằn nhằn và cư xử không đúng giúp trẻ có được những thứ mình muốn, bé sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại những hành động này. Theo các chuyên gia về sự phát triển của trẻ em, các bé hư thường không gặp điều trái ý khi còn nhỏ.

Nguyên nhân làm bé hư

Quá nuông chiều bé, cho bé quá nhiều đồ chơi và không có nguyên tắc là những nhân tố chính làm bé hư. Nhưng tại sao chúng ta biết vậy mà vẫn làm bé hư? Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Bạn cảm thấy tội lỗi: Nhiều bậc bố mẹ có quá ít thời gian dành cho con nên muốn rằng khi ở gần bé, tất cả mọi người đều được vui vẻ, nhất là đứa trẻ. Những bố mẹ có mặc cảm tội lỗi như vậy thường quá nuông chiều con và không có kỷ luật với bé.

Bạn không có khả năng nhất quán: Ngày hôm nay, bạn từ chối cho bé ăn sáng bằng món tráng miệng, bất chấp cơn giận của bé. Nhưng ngày hôm sau, sau một đêm kiệt sức vì chăm con, bạn lại nghĩ “ồ, món ăn đó không gây hại cho bé đâu” và để cho con ăn. Những hành động như vậy sẽ dạy bé rằng nguyên tắc không tồn tại.

Bạn giúp đỡ bé quá nhiều: Khi bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) cảm thấy thất bại, nhiều bố mẹ giúp đỡ ngay. Bé trở nên dựa dẫm vào bố mẹ từ việc mặc quần áo, hoàn thành một trò chơi xếp hình đến tìm hộp hoa quả. Mục đích của bạn là khuyến khích bé tự làm mọi thứ để bé có thể nói “Để con tự làm” chứ không phải là “Mẹ làm hộ con.”

Bạn muốn cho bé những thứ mà bạn không có: Tất nhiên, bé rất thích khi bạn mua cho những con giống, đặc biệt là khi bé đã hết giai đoạn chơi với những chiếc hộp. Nhưng việc mua quá nhiều sẽ đem lại kết quả ngược lại với sự mong đợi của bạn: Bé sẽ luôn mong đợi những thứ mới tiếp theo thay vì hài lòng với những gì đang có.

Bạn tin rằng bé là một người pha trò tột bực: Nhiều người bậc cha mẹ mỉm cười khi con nói theo, xô đẩy các bé khác hoặc đập vỡ đồ đạc. Họ thiếu khả năng ngăn cản hành động của bé nên đã hợp lý hoá những hành động đó, coi nó là đáng yêu và hài hước. Nếu bạn không đặt ra các giới hạn cho bé thì bé sẽ gặp khó khăn trong việc tôn trọng người khác và quyền sở hữu của họ.

Sửa thói hư cho con

Tuổi tuổi tập đi là thời gian tương đối thuận lợi để bạn thay đổi tình thế. Trước hết, cần thiết lập các giới hạn nhất quán; các bé có một ranh giới rõ ràng sẽ cảm thấy an toàn và ít hành động hỗn xược.

Nguyên tắc không thực sự là vấn đề; quan trọng là bạn có thể áp dụng nhất quán nguyên tắc đó không. Với những bé ở tuổi tập đi, tốt nhất là chỉ nên có 3 hoặc 4 quy tắc như “Không cắn”, “Không ngắt lời người lớn” và “Nhặt đồ chơi của con lên”.

Nếu bé giận dữ vì bạn không làm theo cách của nó, nên phớt lờ cho đến khi bé dừng lại. Khi con bạn biết rằng bé không gây được sự chú ý như mong muốn, nó sẽ không lặp lại nữa. Có thể chuyển sự chú ý của bé bằng cách làm cho nó tập trung sang một thứ khác như đồ chơi chẳng hạn.

Chứng kiến bé giận dữ, khóc lóc là điều rất khó khăn đối với bạn, nhưng đây là một cơ hội để bạn dập tắt những thói hư vừa mới bắt đầu. Hãy kiên quyết và nói rõ ràng: “Mẹ yêu con và mẹ xin lỗi vì đã làm con giận nhưng mẹ không nhượng bộ, con không được cắn hoặc ném đồ chơi khi không hài lòng.” Bạn cũng nên tỏ ra hiểu cảm xúc của con, nói với nó: “Mẹ biết không chơi nữa là điều thực sự khó đối với con nhưng bây giờ đã đến lúc phải về nhà rồi”. Như vậy, bé sẽ hợp tác hơn.

(Theo Lamchame)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Làm gì khi con hay cắn?




Em bé đang mọc răng cắn vì ngứa lợi. Với trẻ 12 tháng tuổi, cắn cũng là một cách tìm hiểu thế giới. Lớn hơn một chút, đây lại là cách để bé gây sự chú ý của mọi người.

Nhiều trẻ hay cắn người khác trong những năm đầu đời. Khi chuẩn bị mọc răng, bé đau lợi và cảm thấy dễ chịu hơn khi cắn một vật gì đó. Một số em bé cắn người khác khi bị kích thích hoặc khi đang chơi. Đây là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.

Bạn hãy đưa cho con một thứ gì đó để con cắn. Thay vì để con cắn bạn, hãy cho bé một chiếc vòng hoặc một loại đồ chơi mềm để bé gặm.

Khoảng 12 tháng tuổi, bé thích tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau một hành động của mình. Khi đập chiếc thìa xuống đất, bé sẽ nghe thấy tiếng động. Khi ném đồ chơi vào cũi, bé sẽ nhìn thấy đồ chơi rơi. Bé cũng sẽ hiểu rằng khi bé cắn người khác, mọi người sẽ kêu lên và muốn thử nghiệm điều này.

Lớn hơn, bé có thể cắn mẹ (hay người chăm sóc) để gây sự chú ý. Khi bạn lơ là, bé sẽ tìm cách để bạn chú ý tới bé hơn. Và bé biết rằng nếu cắn bạn, nó sẽ nhanh chóng nhận được sự chú ý của bạn, mặc dù bạn bị đau.

Cắn người khác còn là một cách mà bé dùng để điều khiển họ. Nếu muốn giành một món đồ chơi hoặc muốn một đứa trẻ đi chỗ khác, bé sẽ nhanh chóng đạt được những ý muốn này khi cắn bạn.

Ngăn bé cắn người khác

Hãy quan sát cẩn thận xem điều gì sẽ diễn ra khi con cắn bạn bè. Nếu bé thường cắn bạn bè khi tranh giành đồ chơi, có thể phải mua thêm một món đồ chơi tương tự như vậy. Vào thời điểm đó, mọi cố gắng trong việc dạy con chia sẻ đồ chơi đều không có hiểu quả. Bé ở lứa tuổi tập đi chưa hiểu khái niệm về chia sẻ đồ chơi.

Nếu bé cắn để gây sự chú ý, bạn hãy cố gắng dành thời gian đặc biệt cho con: Đọc sách, lăn bóng qua lại hoặc đi dạo.

Dạy con cách hành xử mới

Bất cứ khi nào bé cắn, bạn hãy nhìn vào mắt bé, nói bằng một giọng cương quyết “Không cắn bố mẹ” hoặc “Không cắn nữa. Mẹ đau”. Nói ngắn gọn và đơn giản.

Cần cho bé hiểu rằng cắn người khác không phải là một trò đùa. Đừng bao giờ cười khi bé cắn. Đừng cắn con khi bạn tình cảm với bé. Bé sẽ không hiểu tại sao mẹ cắn bé thì được mà bé thì lại không được cắn mẹ.

Cư xử với bé khi bé cắn cũng giống như khi bé đánh hay đá bạn. Bạn nhanh chóng đẩy bé ra, nói: “Không cắn như vậy” và ngừng chơi với bé trong một khoảng thời gian phù hợp với lứa tuổi (2 phút với trẻ 2 tuổi), đưa bé tới một nơi quy định trong nhà. Đừng cắn lại con vì bé sẽ hiểu rằng nó được quyền cắn người khác khi đã lớn.

Dạy con hỏi bạn bè những gì nó muốn. Bạn có thể nói: “Nếu con muốn chơi đồ chơi, con thử hỏi bạn xem liệu con có thể mượn khi bạn đã chơi xong rồi không.”

Khen ngợi bé khi bé hỏi mượn đồ chơi của bạn thay vì cắn bạn để tranh giành đồ chơi.

(Theo Lamchame)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Nhiều trẻ thích sữa bột, chê sữa mẹ




Bà Hằng ở Quán Thánh (Hà Nội) lo lắng khi đứa cháu bỏ bú mẹ. Bà cho rằng, mẹ bé uống nhiều kháng sinh sau mổ đẻ nên sữa đắng khiến thằng bé không thích, bú được ít tháng thì bỏ hẳn, dỗ thể nào cũng chỉ chịu ăn sữa bột.

Nhiều gia đình cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Chẳng hạn con chị Vân ở tập thể Trung Tự (Hà Nội) sau khi chào đời chỉ bú một tuần thì bỗng nhiên bỏ hẳn vú mẹ. Còn con chị Hạnh ở tập thể Kim Liên cũng từ chối vú mẹ khi được 4 tháng tuổi dù mẹ bé không dùng thuốc gì khiến cho sữa đổi mùi vị.

Chị Hạnh thắc mắc: “Con tôi uống sữa bột thì thích và tăng cân. Không biết do sữa mẹ dở hay trong sữa bột có chất gì đặc biệt mà cháu chỉ mê loại này”. Nhiều bà mẹ than thở mỗi tháng mất đến triệu bạc mua sữa cho con, và hầu như trẻ được cho uống loại sữa bột nào đầu tiên thì sau nhất định chỉ uống một loại đó. Có bà mẹ lo rằng có thể trong sữa bột có chất làm cho trẻ "nghiện".

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Cấp phép, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm dứt khoát phủ nhận điều này: “Tôi khẳng định không hề có chuyện trong sản phẩm thay thế sữa mẹ có chất gây nghiện. Trẻ bỏ sữa mẹ và thích uống sữa công ty là có thật song chủ yếu là do chất lượng sữa mẹ”.

Theo ông Dũng, trong khi quốc tế khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì chất lượng sữa của các bà mẹ Việt Nam bị kém từ tháng thứ tư. Từ giai đoạn này, nếu chỉ cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Bác sĩ Dũng cam đoan sữa bột ngày càng ngon hơn, nhiều vitamin, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng, khiến trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon hơn. Bản thân vitamin kích thích ăn uống nhưng không thể coi vitamin là chất gây nghiện.

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho rằng hiện tượng trẻ bỏ bú mẹ sớm là có nhưng không nhiều. Về nguyên nhân, theo bà, không thể nói là do trước đó trẻ uống sữa bột có chất kích thích gì đặc biệt: "Nguyên nhân chính là nhiều bà mẹ trẻ không quan tâm tới phương pháp cho bú, dẫn tới cho trẻ bú không đúng cách, lượng sữa ra ít khiến trẻ chán, bỏ bú sớm. Ngoài ra có thể sau khi sinh, sữa chưa kịp về, bà mẹ đã cho trẻ uống sữa bột khiến trẻ quen vị ngọt của sữa bột, không chịu bú mẹ”.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, trẻ bỏ bú chủ yếu do được uống sữa bột quá sớm. Đã thế, cách pha chế thường không đúng cách, thường là quá đặc, quá ngọt trong khi sữa mẹ vốn kém hơn về độ ngọt và sự hấp dẫn”.

Về việc trẻ chỉ thích một loại sữa bột nào đó, các bác sĩ cho rằng điều này phụ thuộc vào thói quen, giai đoạn sinh lý của trẻ. Cho trẻ uống sữa gì đầu tiên, nhiều khả năng trẻ quen và chỉ thích sữa đó.

Việc bỏ bú mẹ sớm sẽ khiến trẻ thiệt thòi vì chỉ sữa mẹ mới cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất miễn dịch một cách cân đối và dễ hấp thu nhất.

(Theo Tiền Phong)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Chọn kính mát cho bé




Hệ thống thị giác của trẻ 2-6 tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Do vậy, việc đeo kính mát cho bé là một biện pháp bảo vệ đôi mắt tránh những tổn thương.

Ở TP HCM, dòng sản phẩm kính mát trẻ em khá đa dạng: gọng kính đủ màu vui tươi (xanh, đỏ, tím, vàng); tròng kính đủ cấp độ đậm nhạt, có dán hình các nhân vật hoạt hình Walt Disney như tiên cá, Bạch Tuyết, gấu Pooh... Thường những loại kính này có xuất xứ từ Malaysia, Anh.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh, công chức, sống ở phường 19, quận Bình Thạnh TP HCM, lo lắng: “Người ta dán nhãn chống tia cực tím 100% trên tròng kính mát, nhưng tôi vẫn nghi ngờ”. Ông Trần Hoài Long, chuyên viên khúc xạ Bệnh viện Mắt TP HCM, cho rằng nghi ngờ này là có cơ sở. Ông Long khuyên người tiêu dùng nên mua hàng có nguồn gốc, ở nơi bán tin cậy. Có thể dùng máy đo khả năng chống tia cực tím trên kính mát thử lại. Hiện các bệnh viện công lập, chuyên về mắt đã trang bị máy này.

Nên chọn mua loại kính có gọng đàn hồi, ôm lấy khuôn mặt bé, nhằm che được những tia nắng xuyên từ hai bên và rọi từ trên xuống. Trẻ thường hay đùa nghịch nên những loại tròng kính chống va đập tốt được làm bằng plastic, polycarbonate sẽ phù hợp. Riêng loại tròng polycarbonate còn lọc được tia cực tím, tuy giá cao.

Những tròng kính mát màu nâu, xám thường ít làm biến dạng màu sắc. Bé đeo kính mát không độ, cảnh vật nhìn qua kính phải không được mờ, biến dạng hoặc gợn sóng. Không nên mua kính mát đồ chơi cho trẻ đeo, nó có thể làm hại mắt về sau.

Nếu thấy bé có những biểu hiện của tật khúc xạ như hay dụi mắt dù không buồn ngủ, hay chạy lại gần tivi khi xem, bạn nên dẫn bé đi khám thị lực ở những nơi chuyên về mắt.

Ông Long cho rằng trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu có dấu hiệu bị tật khúc xạ thì nên đeo kính có độ phù hợp. Thị trường cũng có loại kính mát có độ dành cho trẻ em.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

Chứng phiền muộn ở trẻ 5-8 tuổi




Nếu con bạn thường xuyên buồn bã, uể oải, có thể bé đã mắc chứng phiền muộn, xảy ra ở khoảng 5% trẻ em và thanh niên. Chứng này có thể chữa trị được, vấn đề là bạn phải phát hiện nó.

Nỗi buồn hoặc nỗi đau thông thường không phải chứng phiền muộn. Bạn đừng lo lắng nếu đôi khi con bạn tỏ ra chán nản hoặc kiệt sức. Cuộc đời có khi vui, khi buồn. Nỗi đau do mất mát hoặc nỗi buồn thông thường sẽ tan biến trong một vài giờ hoặc một vài ngày.

Nhưng nếu bé sầu muộn trong hai tuần, hoặc nỗi buồn đó cản trở các hoạt động hằng ngày, hay can thiệp vào các mối quan hệ của bé, thì có thể bé đang mắc chứng phiền muộn. Chứng này khiến bé thay đổi tính khí, bắt đầu bằng các dấu hiệu như tuyệt vọng, thiếu nghị lực và sự tích cực trong vài tuần, vài tháng hoặc trong vài năm (trường hợp này hiếm khi xảy ra).

Dấu hiệu rõ ràng nhất là buồn rầu, dù trẻ nói rằng bé không cảm thấy buồn hoặc u sầu. Bé cũng hay tỏ ra cáu kỉnh. Một số dấu hiệu khác của chứng phiền muộn là thiếu nghị lực, không tập trung, học kém, tuyệt vọng và không tự lo liệu được cho bản thân, thường xuyên kêu đau đầu hoặc đau bụng.

Chứng phiền muộn thường kèm theo các vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Nếu bé ăn uống bừa bãi hoặc liên tục bướng bỉnh, bất đồng và luôn muốn đòi quyền lực thì có thể bé đang gặp phải chứng phiền muộn.

Nếu con bạn có bất kỳ một trong các dấu hiệu đã kể ở trên, bạn hãy tự trả lời 3 câu hỏi sau: Đó có phải là hành vi mới của bé không? Hành vi đó có kéo dài không (trong vài tuần hoặc lâu hơn)? Các dấu hiệu đó có can thiệp vào khả năng thực hiện nhiệm vụ của bé ở nhà và ở trường không? Nếutrả lời “Có” cho cả 3 câu hỏi này, bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ tâm lý.

Tại sao bé gặp chứng phiền muộn?

Các chuyên gia tâm thần học vẫn chưa hiểu hết về chứng phiền muộn, nhưng hầu hết đều tin rằng bệnh xuất hiện do cả yếu tố sinh học và yếu tố môi trường. Nhiều bệnh nhân có người thân cũng bị phiền muộn hoặc tâm thần. Nếu bố hoặc mẹ mắc chứng phiền muộn, nguy cơ ở bé là 25%. Nếu cả bố mẹ mắc bệnh, nguy cơ này là 75%.

Các sự kiện đau buồn trong cuộc sống cũng có thể khiến bé mắc chứng phiền muộn: Bé cảm thấy mình bị ruồng bỏ; bạo lực xảy ra trong gia đình; các rắc rối thường xuyên ở trường học; những người mà bé tin tưởng có hành vi lạm dụng hoặc thờ ơ về thể chất, tình cảm. Đôi khi, cái chết của người mà bé yêu quý hoặc con vật cưng, hay bố mẹ li dị cũng có thể khiến bé phiền muộn.

Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân khiến bé phiền muộn, nhưng họ biết rằng chứng này có liên quan tới sự thay đổi hoá chất trong não bộ, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh.

Phương pháp điều trị hiệu quả chứng phiền muộn là liệu pháp tâm lý. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi cần thiết.

(Theo Lamchame)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

6 'không' trong bữa ăn của trẻ




Đầu tiên là không nên “lên lớp” cho trẻ. Một số cha mẹ trong bữa ăn hay giáo huấn con mình, khiến trẻ có tâm lý khó chịu, bực tức, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, huyết áp tăng, khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, khẩu vị giảm sút.

Nếu tình trạng trên lặp lại thường xuyên, trẻ sẽ không còn cảm giác thèm ăn và có nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm sinh lý khác. Vì vậy, trong bất kỳ bữa ăn nào mà trẻ tham dự, cần tạo một không khí vui vẻ, thích thú để nâng cao công năng tiêu hóa, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ.

Những điều không nên khác:

Cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn: Những món này sẽ cung cấp quá nhiều natri trong khi thận của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, năng lực bài tiết natri còn kém. Việc ăn mặn sẽ làm tổn thương thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu - một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp khi về già.

Ngoài ra, việc ăn mặn còn khiến trẻ bị một số bệnh như suy tim, cơ bắp suy yếu.

Sử dụng nhiều đồ đông lạnh: Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh vào dạ dày quá nhiều sẽ làm cho niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên nhân giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hóa của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị.

Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi...

Cho trẻ ăn những thực phẩm có chất màu tổng hợp: Y học hiện đại cho rằng, trẻ nhỏ nếu sử dụng kéo dài một lượng nhỏ thuốc nhuộm và chất màu thực phẩm sẽ có thể xuất hiện những biến đổi bất thường. Màu thực phẩm là những hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp, đã qua những quá trình tinh chế và thử nghiệm nghiêm ngặt; trong quá trình sử dụng cũng có những giới hạn nồng độ an toàn cho phép.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ thể, bị rối loạn những chuyển hóa bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Các sắc tố có thể tích tụ, gây ngộ độc mạn tính; nếu dính vào thành dạ dày, nó có thể gây biến đổi bệnh lý.

Nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo. Việc dùng quá nhiều thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh đa động.

Cho trẻ dùng thức uống của người lớn: Các bộ phận trong cơ thể trẻ còn non yếu, năng lực ứng phó với sự kích thích của axit, kiềm, hưng phấn... còn tương đối thấp. Vì vậy, không nên để chúng dùng đồ uống của người lớn như cà phê, coca... Chất cafein có tác dụng gây hưng phấn tương đối mạnh đối với hệ thống thần kinh trung ương của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.

Nước chè tuy có nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng... nhưng cũng chứa cafein, làm cho trẻ hưng phấn, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, ngủ không yên giấc. Các chất trong chè kết hợp với protein trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự hấp thụ sắt, gây thiếu máu.

Nước có ga thường chứa xút, có thể trung hòa axit dạ dày, cản trở tiêu hóa, gây nhiễm trùng đường ruột. Chất muối phophoric trong đồ uống này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ sắt của trẻ, gây thiếu máu.

Còn các loại rượu, bia có thể kích thích niêm mạc dạ dày của trẻ, gây tổn hại tế bào gan, làm hại hệ thống thần kinh của trẻ, dẫn đến mất cân bằng sinh lý. Rượu bia cũng gây nhiều tác dụng phụ khác.

Quá thừa dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển để trưởng thành, sự hấp thu dinh dưỡng cao cấp vô độ sẽ gây quá thừa dinh dưỡng, làm cho tế bào miễn dịch phát triển quá sớm.

Hậu quả là đến tuổi trung niên, sức miễn dịch của tế bào nhanh chóng suy thoái. Ở những trẻ quá thừa dinh dưỡng, khi đã trưởng thành, công năng của các bộ phận bất kỳ đều giảm mạnh.

(Theo Tư vấn tiêu dùng)


 

Mr.Click

New member
11 Tháng sáu 2011
993
0
0
33
sites.google.com
Ðề: Cẩm nang làm Cha - Mẹ

7 cách phát triển IQ cho trẻ




Xếp hình, chơi cờ... là những trò chơi khích lệ trí não, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên có mục đích rõ ràng khi chọn đồ chơi cho con, và đừng quên con bạn đang ở độ tuổi nào.

Trí thông minh của con trẻ không chỉ phát triển nhờ đồ chơi hợp lý hay trường lớp hoàn hảo. Cách cư xử của bố mẹ cũng tác động trực tiếp đến quá trình này. Với việc dành thời gian cho con, bạn cũng có thể góp phần làm chỉ số thông minh của trẻ tăng lên:

Trò chơi ngôn ngữ: Các trò đố chữ, xếp chữ giúp trẻ xây dựng và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Hầu hết các bài trắc nghiệm IQ đều nhấn mạnh đến phần sử dụng ngôn ngữ. Do đó, trẻ cần cha mẹ trợ giúp để diễn tả sự vật, sự việc bằng các từ vựng, thành ngữ. Kể chuyện, đọc sách cùng nhau cũng có vai trò quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Trò chuyện với con càng nhiều càng tốt: Sử dụng bữa ăn tối như một thời điểm để nói và lắng nghe. Trẻ sẽ học được hầu hết mọi thứ từ cha mẹ, cảm thấy được lắng nghe và được đánh giá tốt hơn. Cha mẹ nên kể cho con nghe về ngày làm việc của mình, thảo luận về những sự kiện (sinh nhật bé, học ở trường...), thậm chí có thể thảo luận với trẻ về một bài báo, một bức tranh.

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học âm nhạc có thể làm tăng thành tích học tập của trẻ. Nếu thấy con có hứng thú với một dụng cụ âm nhạc nào, cha mẹ nên khuyến khích trẻ học.

Hướng cho con vào các tình huống kích thích: Tổ chức một chuyến đi không chỉ tới viện bảo tàng và vườn thú mà còn tới sân bay, nhà hát kịch, nghe hòa nhạc, những sự kiện văn hóa... Khuyến khích trẻ ở mọi nơi.

Chế độ nuôi dưỡng: Một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và có sức khỏe sẽ có một bộ óc khỏe mạnh và mức độ tập trung tốt hơn. Thức ăn cho trẻ nên có một số thực phẩm tốt cho não như cá (ít nhất 2 bữa một tuần), hoa quả, trứng, rau xanh và thịt ít mỡ. Không bao giờ để trẻ đến trường mà trong dạ dày chưa có gì. Bữa ăn sáng nên có nhiều tinh bột (như bánh mì hay ngũ cốc).

Làm trắc nghiệm trí thông minh cùng trẻ: Việc cha mẹ cùng trẻ thực hành các bài trắc nghiệm IQ có thể giúp trẻ tăng chỉ số thông minh.

Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, EquestGroup


 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,128
Bài viết
63,348
Thành viên
86,023
Thành viên mới nhất
linkwinvnn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN