Hôm nay mình hướng dẫn các bạn tranh luận một số vẫn đề mà các bạn mới ra trường thường lúng túng khi ước tính đơn giá đất khi gặp một trong những tình huống khó xử bên dưới đây. Bạn nào đi làm rồi và có kinh nghiệm rồi thì cùng thảo luận để giúp các bạn khác nhé ^^!
Tình huống 1:
Khi định giá một mảnh đất có từ 2 loại đất trở lên, thường thì chỉ 2 thôi ^^! Khi đó sẽ có các trường hợp như sau:
Như vậy theo các bạn sẽ ước tính như thế nào đối với phần diện tích còn lại? nếu khi đi khảo sát chỉ kiếm tài sản so sánh chỉ cho 1 loại đất, ví dụ khi đi khảo sát chỉ tìm được đơn giá đất ở, hoặc chỉ có đất lúa. Những căn cứ nào để có thể điều chỉnh từ đất này về đất kia? Các bạn hãy suy nghĩ rồi tìm tài liệu đọc thêm về vấn đề này nhé!
- Vừa có đất ở vừa có đất trồng cây lâu năm
- Vừa có đất ở vừa có đất sản xuất kinh doanh
- Vừa có đất sản xuất kinh doanh vừa có đất trồng lúa
Tình huống 2:
Định giá một miếng đất có chiều dài cách xa nhiều lần chiều rộng, ví dụ mảnh đất rộng 4m, dài 60m, giá mặt tiền là 60tr/m2. Nhiều bạn sẽ suy nghĩ là chỉ cần lấy đơn giá nhân diện tích đất ^^! Nhưng như thế là không chính xác. Vậy thế nào mới đúng cho trường hợp này? Các bạn cùng thử tìm hiểu nhé!
Ở trên là 2 ví dụ điển hình thường gặp phải, mình đưa ra trước để các bạn tìm hiểu, câu trả lời sẽ được Post lên khi cần thiết ^^!
Có thể bạn quan tâm:
- » Bài tập bất động sản thi thẻ thẩm định viên
- » Bất động sản và thẩm định giá BĐS
- » giúp tớ với!!! tớ đang làm đề tài có liên quan đễn xây dựng hệ số điều chỉnh..
- » đề tài tốt nghiệp về định giá Bất động sản
- » Giáo trình định giá đất
- » Quy trình Thẩm Định Giá Bất Động Sản
- » Thảo luận về xác định đơn giá đất cho một số trường hợp tiêu biểu
- » Kinh nghiệm khảo sát Bất động sản & Máy thiết bị
- » Tài liệu khóa học Định giá Bất Động Sản
- » Trao đổi về thẩm định giá lợi thế quyền thuê đất
- » Bài tập Định giá BĐS điều chỉnh tính pháp lý