Nhiều khó khăn trong định giá tài sản trí tuệ

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp cả trước mắt và trong tương lai. Tuy nhiên, đến nay tài sản trí tuệ vẫn chưa được phát huy hết tiềm năng, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là việc định giá loại tài sản này vẫn còn gặp một số bất cập


Tài sản trí tuệ, nhiều doanh nghiệp “bỏ trống”

Trong quá trình cạnh tranh và hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã chi ra những khoản đầu tư khổng lồ để mua sắm nhà xưởng, máy móc, thiết bị nhưng lại không có nhiều doanh nghiệp chịu đầu tư thích đáng cho tài sản trí tuệ. Theo một thống kê của cục SHTT (Bộ KH&CN) thì chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp biết đầu tư và phát triển tài sản trí tuệ.

Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển (Hà Nội) được đánh giá là một trong số ít doanh nghiệp sớm quan tâm tới SHTT. Từ năm 1986, công ty đã nghiên cứu những giải pháp khoa học mang tính mới, kết quả 7 giải pháp khoa học gửi lên cục Sáng chế (nay là cục SHTT) công ty đã nhận được 6 bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Nhờ hệ thống
giải pháp này, từ chỗ là một doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất khoảng 20 tấn sản phẩm mỗi năm, công ty đã tăng năng lực sản xuất lên 2000 lần, hàng hóa sản xuất ra tới đâu, tiêu thụ hết tới đó và còn xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ tại Cục SHTT

Cách đây gần chục năm, công ty Phương Đông ở TPHCM bán thương hiệu kem đánh răng PS cho tập đoàn Unilever với giá 5 triệu USD, trong khi toàn bộ đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị chỉ được 3 triệu USD. Hay sau khi được bảo hộ, giá nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn…cũng đã tăng lên gấp từ 1,5 đến 2 lần, thậm chí cao hơn so với trước khi đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng biết bảo vệ tài sản trí tuệ của mình như trường hợp Công ty phân lân nung chảy Văn Điển hay công ty Phương Đông. Cũng theo khảo sát của cục SHTT thì chỉ chỉ có khoảng 10% doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thông hiểu về tài sản trí tuệ và giá trị to lớn mà nó mang lại. Nguyên nhân chính do tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình không dễ dàng định giá như những loại tài sản hữu hình là đất đai nhà xưởng, máy móc. Nếu không có những chuẩn mực chung thì khó mà định giá được.

Ông Nguyễn Hữu Cẩn, phó Viện trưởng Viện khoa học SHTT (Bộ KH&CN) cho rằng tài sản trí tuệ có những đặc tính của loại tài sản vô hình như đặc tính vô hình, đặc tính kiểm soát được, xác định được và khả năng sinh lợi. Ngoài ra, tài sản trí tuệ còn có thêm một loại đặc tính riêng là đặc tính sáng tạo và đổi mới. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của sở hữu trí tuệ.

Định giá tài sản trí tuệ- không dễ

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, định giá tài sản trí tuệ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp doanh nghiệp biết được giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp. Làm gì để định giá đúng tài sản trí tuệ và phát huy đúng hiệu quả của hoạt động này. Luật SHTT có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2006 chưa có quy định về định giá tài sản trí tuệ. Dù trong nhiều trường hợp, tài sản vô hình lại lớn hơn nhiều giá trị tài sản vô hình. Trường hợp Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền là một ví dụ điển hình. Khi cổ phần hóa công ty, người ta chỉ tính được phần giá trị hữu hình với nhà xưởng, máy móc, thiết bị cũ kỹ lâu đời chẳng đáng là bao trong khi thương hiệu Kem Tràng Tiền không cần một quảng cáo nào cũng đã quá nổi tiếng.

Bà Trần Thị Thanh Vinh, phó giám đốc công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam cho rằng tài sản trí tuệ không thể xác định được bằng những dấu hiệu vật chất nên việc định giá rất phức tạp và khó khăn. Ở Việt Nam hiện nay chưa có những văn bản pháp luật quy định riêng cho định giá tài sản trí tuệ. Đối với hệ thống tiêu chuẩn định giá cũng vậy. Hiện nay, nhà nước cũng chỉ ban hành những tiêu chuẩn định giá tài sản hữu hình. Ngoài ra, ý thức của các doanh nghiệp Việt nam chưa quan tâm đúng mức đến tài sản trí tuệ và làm thế nào để loại tài sản này mang lại lợi ích lớn nhất chưa được chú ý. Các tổ chức thực hiện định giá thực sự chuyên nghiệp có khả năng định giá tài sản vô hình nói chung trong đó có tài sản trí tuệ nói riêng còn khiêm tốn. Các thẩm định viên chưa được đào tạo bài bản, việc đào tạo, giáo trình giảng dạy môn định giá tài sản sở hữu trí tuệ hiện nay là chưa có.

Khó khăn trong việc định giá tài sản trí tuệ là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới việc cổ phần hóa doanh nghiệp, góp vốn đầu tư liên doanh, chuyển giao chuyển nhượng tài sản, sáp nhập doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT.

“Vì chưa có quy chuẩn chung nên việc lựa chọn phương pháp để định giá của các doanh nghiệp định giá cũng rất khác nhau, thế nên mới có chuyện cùng một loại tài sản mỗi nơi có một phương pháp khác nhau và thường sẽ cho ra kết quả khác nhau. Khi các kết quả khác nhau có sự chênh lệch lớn thì việc lựa chon kết quả nào cũng là cả một vấn đề. Điều đó phần nào cũng làm giảm uy tín của các tổ chức định giá đối với khách hàng” bà Vân nói.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chỉ có tài sản trí tuệ, loại tài sản vô hình mới có thể tồn tại mãi. Vì thế, nhà nước có những quy định chung về cơ chế chính sách cũng như là trách nhiệm phối hợp giữa khách hàng và tổ chức thẩm định giá một cách rõ ràng thì trong quá trình định giá mới đầy đủ hơn, chính xác. Còn theo ông Cẩn, điều quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về ý nghĩa kinh tế của tài sản trí tuệ từ đó có một chiến lược tạo dựng, duy trì, phát triển tài tản trí tuệ, sau đó mới đến công việc tiếp theo là tiến hành định giá tài sản trí tuệ.
Minh Cường
(Theo baodatviet.vnhttp://baodatviet.vn/)
 

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,467
Bài viết
63,690
Thành viên
86,017
Thành viên mới nhất
batcangkientruc

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN