KH-CN [Cần biết] Giữ lạnh thực phẩm thế nào cho tốt?

saveyourtime1990

Administrator
Staff member
25 Tháng mười 2010
10,248
0
36
33
<div>


Hiện nay hầu như nhà nào cũng có tủ lạnh, tủ đá để giữ thực phẩm được tươi lâu. Nhưng không phải thực phẩm nào ta cũng bảo quản như nhau mà cần phải biết rõ tính chất của chúng để giữ lạnh cho hợp lý. Một số lời khuyên bổ ích sau đây sẽ giúp bạn biết cách giữ lạnh thực phẩm đúng cách và phù hợp với sức khỏe.


1. Xử lý thực phẩm một cách an toàn:
Không được để chung thực phẩm tươi sống như thịt, cá với các loại đồ ăn khác vì chất lỏng tiết ra từ thịt sống có thể làm nhiễm bẩn chúng. Vì vậy hãy để chúng vào ngăn chứa thịt (thường là ngăn dưới cùng trong tủ lạnh), hoặc nếu không có ngăn chứa thịt thì bạn hãy để chúng ở nơi thấp nhất trong tủ lạnh. Nhớ phải rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn.

2. Nhiệt độ tủ lạnh, tủ đá:
Nhiệt độ trong tủ lạnh nên để khoảng 4oC hoặc thấp hơn, tủ đá (ngăn đông lạnh) là -17oC hoặc thấp hơn.

3. Cách bảo quản thực ăn thừa và thực phẩm dễ hư:
Không nên để các loại thực phẩm dễ hư như thịt, cá, hải sản, trái cây quá 2 tiếng ở nhiệt độ 32oC, mà phải bỏ chúng vào tủ lạnh để bảo quản. Thông thường, các thức ăn thừa còn sót lại sau mỗi bữa ăn có thể bảo quản trong tủ lạnh đến 4 ngày. Do đó bạn nên ăn chúng trước khi chúng bị hư. Một mẹo nhỏ để bạn luôn nhớ ăn thức ăn thừa trước đó là để chúng ở những nơi dễ thấy nhất trong tủ lạnh, những nơi mà khi mở tủ ra là bạn sẽ thấy chúng trước tiên, và đặt các món ăn vừa mới nấu, những món có thời gian sử dụng dài hơn ra phía sau những món phải dùng ngay. Như thế bạn sẽ không bao giờ "bỏ quên" thức ăn thừa trong tủ lạnh nữa. Nếu tủ có quá nhiều đồ ăn thì bạn nên có những tờ giấy nhỏ ghi chú ngày giờ nấu nướng và dán lên thức ăn.

Hộp đựng thức ăn cũng là điều cần quan tâm. Nên chọn các loại hộp có kích thước vừa phải. Hộp đựng bằng kính thủy tinh có ưu điểm dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường. Còn hộp nhựa tuy rẻ và gọn nhẹ nhưng chúng có thể chứa một chất độc vô cùng nguy hiểm đó là BPA (Bisphenol A). Có nhiều nghiên cứu cho thấy BPA rất có hại cho sức khỏe con người. Chúng có thể gây ra ung thư vú, béo phì, dậy thì sớm và các chứng rối loạn, đặc biệt nó còn ảnh hưởng đến não bộ và tính cách của trẻ em, gây vô sinh ở nam giới...

Vì vậy nếu phải chọn hộp đựng bằng nhựa thì bạn phải xem kỹ chúng có thành phần BPA bên trong hay không, sản phẩm không chứa BPA thường ghi là "BPA-free" hay "0% BPA". Một cách kiểm tra khác là nhìn vào biểu tượng tái chế (3 mũi tên hợp thành hình tam giác) trên nhãn bình, nếu trong biểu tượng đó ghi số 7 thì rất có thể chúng có chứa BPA và bạn nên tránh xa nó ra.


4. Bảo quản rau củ, trái cây:
Không nên để chung trái cây với các loại rau vì một số trái có đặc tính thải ra khí gas Etylen làm cho rau củ mau hư hơn. Những loại trái cây thải khí Etylen như bơ, chuối, quả xuân đào, lê, mận, cà chua nếu không có nhu cầu bảo quản lâu thì nên để chúng bên ngoài tủ lạnh.

Bạn có thể để táo (bơm), mơ, dưa gang, trái sung, dưa mật trong tủ lạnh nhưng phải để xa các loại rau củ ra. Cách hay nhất là hãy để rau trong ngăn đựng rau của tủ lạnh, ngăn đựng rau thường được đậy kín để không bị ảnh hưởng từ khí Etylen và giữ rau tươi lâu hơn. Thêm nữa là đừng sử dụng những loại hộp đựng hay túi xách thức ăn mà người bán hàng đưa cho bạn vì chúng có thể làm thức ăn mau hư hơn. Hãy bảo quản thức ăn ở một nơi tốt hoặc bỏ vào tủ lạnh.

5. Bảo quản trứng:
Cùng với thức ăn và rau củ, trứng là loại thức phẩm phổ biến khác mà ta rất hay dùng. Có nhiều loại trứng với thời gian bảo quản khác nhau, nhưng cơ bản, trứng sống còn nguyên vỏ có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3-5 tuần, trứng thay thế dạng lỏng (các loại sản phẩm dùng để thay thế trứng) thì vài ngày.

Loại trứngTủ lạnhTủ đáTrứng sống, còn nguyên vỏ3-5 tuầnChỉ nên để tủ đá khi đã trộn chung lòng trắng và lòng đỏLòng trắng trứng2-4 ngày12 thángLòng đỏ trứng2-4 ngàyLòng đỏ không dễ đông cho lắmTrứng bị đông lạnh ngay trong vỏDùng ngay sau khi rã đôngGiữ lạnh, chuyển sang tủ lạnh để chờ rã đôngTrứng luộc1 tuầnKhông đông lạnhTrứng thay thế, dạng lỏng, chưa mở nắp hộp10 ngày12 thángTrứng thay thế, dạng lỏng, đã mở nắp hộp3 ngàyKhông đông lạnhTrứng thay thế, đã bị đông lại, chưa mở nắp hộp7 ngày (hoặc số ngày ghi trên bao bì) sau khi rã đông12 thángTrứng thay thế, đã bị đông lại, đã mở nắp hộp3 ngày (hoặc số ngày ghi trên bao bì) sau khi rã đôngKhông đông lạnhCác món thịt hầm với trứng3-4 ngàySau khi nung xong có thể để từ 2-3 thángCocktail kem, trứng... (Eggnog) loại mua về3-5 ngày6 thángCocktail kem, trứng... (Eggnog) loại tự làm2-4 ngàykhông đông lạnhCác món bánh, bí ngô3-4 ngàySau khi nung xong có thể để từ 1-2 tháng
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,128
Bài viết
63,348
Thành viên
86,026
Thành viên mới nhất
tvxoilacttbd

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN