Phương pháp lợi nhuận

Mr LNA

Administrator
1 Tháng mười một 2010
49,064
12
38
1/ Cơ sở lý luận
2/ Các trường hợp áp dụng
3/ Nguyên tắc áp dụng
4/ Các bước tiến hành
5/ Những điều cần xem xét và hạn chế của phương pháp

1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Dựa vào sự phân tích khả năng sinh lợi ước tính của tài sản trừ các chi phí cho hoạt động kinh doanh hợp lý, còn lại một khoản dư ra thể hiện thu nhập thực hàng năm đặc trưng cho tài sản thu nhập này, sau đó được chuyển hóa thành vốn theo đúng như cách trong phương pháp đầu tư.

• 2/ Các trường hợp áp dụng :
• Phương pháp lợi nhuận chỉ áp dụng đối với các tài sản có khả năng sinh lời
• Phương pháp lợi nhuận được sử dụng thẩm định giá cho các tài sản đặc biệt như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng hoặc là những tài sản khác mà việc so sánh với các tài sản tương tự găp khó khăn do giá trị của tài sản thẩm định chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời.

• 3/ Nguyên tắc áp dụng :
• Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất

• 4/ Các bước tiến hành :
Cách tiếp cận của phương pháp : ước tính tổng số thu nhập, trừ những chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập đó, trừ các khoản lãi trên vốn mà người sử dụng bất động sản nhận từ vốn của họ, và một số tiền thưởng công cho nhà kinh doanh vì rủi ro và sự tháo vát của người đó.
Số dư còn lại là số lượng được coi là hợp lý để trả cho sự sử dụng bất động sản, Giá trị ước tính đó sẽ được chuyển hóa thành vốn
Các bước tiến hành như sau :

• Bước 1 : Ước tính tổng lợi nhuận ròng của bất động sản
• Bước 2 : Ước tính các chi phí liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận bao gồm khoản lãi trên vốn, tiền công cho nhà điều hành, tiền thưởng cho người lao động…
• Bước 3: Xác định lãi suất vốn hoá
• Bước 4 : Ước tính giá trị của tài sản theo công thức vốn hoá






5/ Những điều cần xem xét và hạn chế của phương pháp
5.1/ Điều kiện cần xem xét :
- Cần phải có số liệu chính xác và phải xem xét hết sức cẩn thận nguồn gốc về khoản thu và khoản chi, chủ yếu là xem xét ghi chép của các năm trước ( ít nhất là 3 năm liền gần thời điểm thẩm định giá), thì các khoản lợi nhuận và chi phí có khả năng chính xác, trường hợp số liệu có chứa những khoản bất bình thường thì các khoản này cần phải được xem xét kỹ và cần thiết thì loại bỏ.
- Tỷ lệ phần trăm đối với phần của người hưởng dụng chưa có cách tính cụ thể, theo kinh nghiệm thực tế : nên lấy mức trung bình của ngành công nghiệp
- Xác định lãi suất vốn hóa cần thực hiện sau khi nghiên cứu thị trường, trường hợp có tiềm năng tăng thu nhập ( VD : lượng khách du lịch tăng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của khách sạn) thì lãi suất được sử dụng cũng cần phải phản ảnh được điều đó.

5.2/ Những hạn chế :
- Khó khăn trong việc xác định sự sử dụng cao nhất và tốt nhất của tài sản
- Khó khăn trong việc xác định lãi suất vốn hóa
- Chỉ áp dụng đối với tài sản hoạt động có tạo ra lợi nhuận.
- Lợi nhuận ước tính có thể không phản ánh được mức độ thu nhập thực ( Một mức lợi nhuận cao có thể là kết quả của việc làm việc chăm chỉ quá mức của người điều hành tài sản đó)
- Đòi hỏi nhà thẩm định phải có kiến thức về loại hình kinh doanh của tài sản thẩm định.
 

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,129
Bài viết
63,349
Thành viên
86,047
Thành viên mới nhất
gnn

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN