KH-CN LaotSe - hệ thống phát hiện mảnh vỡ nguy hiểm trên đường băng

saveyourtime1990

Administrator
Staff member
25 Tháng mười 2010
10,248
0
36
33

Vào tháng 7 năm 2000, khi chuyến bay 4590 của Air France cất cánh từ sân bay quốc tế Charles de Gaulle, chiếc máy bay chở khách siêu âm nổi tiếng một thời - Concorde đã cán phải một mảnh kim loại để lại trên đường băng. Mảnh kim loại này làm thủng lốp, sau đó tiếp tục bắn lên thùng nhiên liệu dưới thân máy bay gây rò rỉ và bắt lửa. Kết cục là 109 hành khách trên máy bay và 4 người dưới mặt đất tử nạn khi Concorde rơi. Sau quá trình điều tra, tòa án Paris đã buộc tội Continental Airlines (Hoa Kì) vì "mảnh kim loại mà Concorde cán phải đã rơi ra từ một máy bay của hãng" và cũng từ đó, mảnh vỡ kim loại trên đường băng được xem là một mối nguy hiểm khôn lường đối với mỗi chuyến bay. Nhằm hỗ trợ cho các nhân viên sân bay khi họ phải tự rà soát kim loại bằng tay, mới đây các nhà khoa học Đức đã phát triển một hệ thống phát hiện kim loại tự động có tên LaotSe (viết tắt của "Flughafen-Start- und Landebahnüberwachung durch multimodale, vernetzte Sensorik") - tạm dịch: Hệ thống giám sát đường băng thông qua mạng lưới đa cảm biến.

Hệ thống cảm biến mảnh vỡ được phát triển hợp tác giữa viện nghiên cứu Fraunhofer - bộ phận vật lý tần số cao, kĩ thuật radar FHR, bộ phận giao tiếp, xử lý thông tin và công thái học FKIE; đại học Siegen; công ty TNHH công nghệ PMD và công ty TNHH Wilhelm Winter.

Hệ thống bao gồm một loạt các cảm biến chống thấm nước được đặt dọc theo 2 bên đường băng. Mỗi cảm biến sẽ tích hợp một camera hồng ngoại, camera quang học 2D và 3D và liên kết với một mạng lưới cảm biến radar. Radar có thể quét bề mặt đường băng liên tục và có thể phát hiện ra vật thể ngay cả trong điều kiện thời tiết có sương mù hay bóng tối. Chưa hết, khi một vật thể được phát hiện bởi radar, các camera sẽ được chỉ dẫn để tập trung vào vật thể để nhận diện. Tất cả dữ liệu sau đó sẽ được tổng hợp bằng một phần mềm chuyên dụng để đánh giá tình hình. Nếu kết quả phân tích cho thấy vật thể có thể gây nguy hiểm đến chuyến bay, bộ phận điều hành bay sẽ được điều động và điều tra.

Mỗi cảm biến có thể quét trong phạm vi 700 mét theo mọi hướng. Chim chóc hay rác bay trong gió sẽ không nằm trong "tầm ngắm" của radar mà thay vào đó là những vật thể đang nằm yên tại một vị trí và trong một khoảng thời gian "gây nghi ngờ". Hiện tại, hầu hết các sân bay đều sử dụng nhân viên để rà soát mảnh vỡ, họ thường lái xe lên xuống đường băng. Mặc dù đã có một số sân bay áp dụng hệ thống giám sát bằng cảm biến radar nhưng Fraunhofer cho biết chúng chỉ có thể phát hiện các vật thể bằng kim loại và dễ bị hư hại do được lắp trên các cột cao. Được biết, hệ thống LaotSe sẽ được đưa vào thử nghiệm tại sân bay Cologne-Bonn của Đức vào mùa thu năm nay.

Theo: Gizmag
 

New Jobs

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
61,175
Bài viết
63,395
Thành viên
86,049
Thành viên mới nhất
dinhtienhien

VỀ CHÚNG TÔI

  • Sinhvienthamdinh.Com là diễn đàn đầu tiên và lớn nhất dành riêng cho cộng đồng nhân lực ngành thẩm định giá. Cổng thông tin được tạo ra nhằm tạo kênh kết nối tri thức cho tất cả các bạn đã và đang quan tâm đến ngành thẩm định giá. Các thông tin được tổng hợp với đầy đủ các mảng thuộc lĩnh vực thẩm định giá như: Thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá thương hiệu...
  • Với phương châm "Connet For Sharing" chúng tôi chia sẻ hoàn toàn miễn phí và không giới hạn những kiến thức từ cộng đồng diễn đàn.

DANH MỤC CHÍNH

CÁ NHÂN